Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

người ta bật cười


quyển Giai thoại dân gian Việt Nam, Kiều Văn tuyển soạn:

bài 74. Con người ta cũng bật cười

Bài thơ "Cười cho cảnh sống người ta" sau đây, có người bảo của Nguyễn Công Trứ, có người bảo của Nguyễn Thượng Hiền, nhưng có người khẳng định của sư Viên Thành (Công tôn Hoàng Trấp, thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn, tu ở chùa Ba la mật, Huế). Bài thơ tài tình ở chỗ câu nào cũng có hai cặp từ "lấp láy" hoặc "điệp âm":

Vất vất vơ vơ cũng nực cười,
Căm căm cúi cúi có hơn ai?
Nay còn chị chị anh anh đó,
Mai đã ông ông mụ mụ rồi!
Đói đói no no lo hết kiếp,
Khôn khôn dại dại, chết xong đời!
Chi bằng láo láo lơ lơ vậy,
Ngủ ngủ ăn ăn nói chuyện chơi!


Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

chuyện thường ngày 19.06.2012 báo tuổi trẻ



Quên đi
TT - Chúc mừng các bạn, nước các bạn được xếp là nước hạnh phúc thứ hai trên thế giới. Xin hỏi bí quyết của các bạn là...?
- Quên đi.
- Quên à? Xin giải thích rõ hơn. Doanh nghiệp thoi thóp, người làm mất việc, việc liên kết đào tạo lại không được kiểm soát dẫn tới 2.000 cử nhân, thạc sĩ không được công nhận. Chưa kể những chuyện như thực phẩm mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường... Sao dễ quên vậy!
- Chuyện không được phép quên còn quên được nữa là.
- ???
- Ụ nổi trị giá 11,5 triệu USD còn quên được, 21.000 tỉ đồng quên nộp ngân sách. Ông có quên được mấy con số đó không? Không à? Thế mà người ta quên được. Giờ không học cách quên như thế, sao sống nổi. Sắp tới, chuyện quên này phải xây dựng thành cả công nghệ quên.
- Trời, quên mà cũng trở thành công nghệ?
- Văn mẫu còn trở thành công nghệ được mà, chuyện nhỏ.
- Nhưng...
- Nhưng nhị gì. Bao nhiêu chuyện chướng tai gai mắt thế, không quên, sống sao nổi. Ông ở nước nào đến đây rồi hỏi đểu thế. Ông hỏi đểu thì tôi trả lời đểu thôi... chứ nhức nhối thế sao quên được. Đừng có tin cái kết quả thăm dò chỉ số hạnh phúc ấy. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT do chúng tôi tổ chức xấp xỉ 100% mà chúng tôi còn không tin được nữa là. Ý tôi là nên quên cái chỉ số hạnh phúc xếp hạng ấy đi, đừng nhắc nó rồi con người ta tưởng bở. Sống thực tế cho tôi nhờ!
BÚT BI




Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

họp mặt thường niên 2012


năm nay hân hạnh có sự góp mặt của các bạn khối Anh văn. ( Khi Diệu Liên báo nhiều bạn không dự được và bên khối Anh văn có 5 người tham dự, tui nói: vậy là lấy phe ta bù đắp phe mình)

 anh Dũng Đầu bạc, người cầm càng blog THVT 68-75


 anh Ngọc chồng Đặng Liên


 anh Thắng


 thằng trưởng thôn với thằng Lộc max.
anh trưởng thôn, con ông Tư Biểu, đã hẹn trước, mà tới giờ, người ta nhắc, ảnh mới bỏ bàn nhậu ở Bà Rịa chạy về. Hết biết.


thợ hình chân chính không dễ gì để chộp được một tấm như vầy


 anh Kim Hoàng chém gió khi hai người đẹp bước chân đi ra





 nét mặt và khổ hình của chị Vàng khiến thuyết phục người ta tin chắc rằng chị dư sức quản lý ảnh











 nụ cười này có phải là cười mím chi hông?


 anh Kim Hoàng và vợ thì mong có chuyện làm, anh Thiện cũng mong làm việc... mà hôm nay không có sự góp mặt của anh Thiện. Hình như cũng bởi chuyện làm, hôm kia ảnh từ Biên Hòa ra Vũng Tàu làm vài chén với Lộc và Phi Hùng.

anh Trương Thái Hòa (Hòa Sáu Len), người làm ăn giỏi, cán bộ (công ty OSC) giỏi, công tác xã hội giỏi (ban trị sự chùa Tịnh độ)
kế bên anh Hòa là anh Chung Hoa, là một người đang chèo chống "kinh người"

 anh Thắng, cũng đau quyết liệt lắm nhưng vẫn có mặt. Vừa bước vô bàn tui đã thấy sắc diện không tươi của anh. Cảm mến anh rất nhiều. Và cũng gởi lời vấn an anh Huê, cũng vì bệnh mà không dự được.














bà Năm Sa Đéc. tui, vợ tui và các cháu rất thích món bánh bò tuyệt chiêu. Và nhứt là tình bạn hữu từ VT mang tới Ông Trịnh tặng.


 chị Bích cứ cười ngây thơ vậy thôi


 mắt kiếng bự như vầy rất là thời trang, rất tiếc chị Mỹ Hạnh không chỉ chỗ bán


 nụ cười này bí ẩn không thua nụ cười của Mona Lisa




















 anh này ở vị thế này có nghĩa là người chống lưng cho quý bà. (Sao không nghe Mỹ Hạnh kiện cái vụ phát ngôn ở Bãi sau?)




















 thằng này sẽ tới ngày bị xử tử







Kính cáo chư vị,
họp mặt năm nay vui thì vẫn vui mà buồn vẫn buồn vì vẫn thiếu vắng nhiều người.

Đầu tiên phải kể là Diệu Liên, vì bận bịu chăm sóc bác trai nên không đi được. Mà Diệu Liên không đi được thì bà Tư Thời sự không đi, có chết không?

Rồi Thanh Tòng, nghe nói từ Phước Hải sẽ qua Vũng Tàu để cùng đi, cũng không có mặt. Chị Hải, hỏi thăm thì Ngọc Bích và Thu Cúc nói rằng Hải bận. Trong khi tui nghe báo rằng Thu Cúc bệnh, nhưng Thu Cúc lại có mặt (thiếu anh Đoàn).

Tấn Hạnh cũng vắng mặt. Hồng Anh cũng vì một đứa cháu bệnh nên phải lo.

Lý Xuân Hòa điện hoài không được, Kim Hoàng đoán nó đi Mỹ. Huy Hoàng có cháu nội bị bịnh "tay chân miệng". Thiện thì như ở phần hình ảnh có chua: đang bực bội trong người. Hoài Nghĩa cũng có lý do để vắng mặt...

kính cáo cùng bạn hữu, có gì sai hay sót sẽ tính sau.

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Cụ bà Henriette Bùi


Cụ bà Henriette Bùi, nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam đã tạ thế ở tuổi 106

Đào Hùng

Bà Henriette Bùi sinh ngày 8 tháng 9-1906, là con gái thứ của Bùi Quang Chiêu, một chính khách nổi tiếng của Nam Kỳ, tốt nghiệp kỹ sư canh nông ở Pháp, đã từng lập đảng Lập Hiến năm 1919 và chủ bút các tờ báo La tribune indochinoise, L’Echo annamite  Đuốc nhà Nam. Thân mẫu là Vương Thị Y, thuộc một gia đình giàu có người gốc Hoa. Họ Bùi là người gốc Huế, nhưng sinh sống tại Mỏ Cày (Bến Tre) từ nhiều đời, đã vào làng Tây.
Bà Henriette sang Pháp du học năm 1921 lúc 15 tuổi, năm 1926 tốt nghiệp bậc trung học tại Lycée Fenelon ở Paris. Năm 1927, bà theo học Đại học Y khoa Paris (Faculté de Médecine de Paris). Năm 1934, bà tốt nghiệp chuyên ngành sản khoa với lời khen xuất sắc của hội đồng giám khảo. Bà là người gốc Việt đầu tiên tốt nghiệp Đại học Y khoaParis khi 29 tuổi.
Trở về Việt Nam năm 1935, bà nhậm chức trưởng khoa hộ sinh ở Chợ Lớn. Trong năm 1935, bà lập gia đình với luật sư Vương Quang Nhường, Tiến sĩ Luật khoa đầu tiên người Việt, cũng là đảng viên đảng Lập Hiến. Nhưng không đầy 2 năm sau, hai người ly hôn vì khác biệt trong cách sống. Sau đó bà sống cùng kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích, tốt nghiệp Đại học Bách khoa Paris (Ecole Polytechnique de Paris). Bà đã mở nhiều lớp đào tạo y tá và y sĩ ngành sản khoa cho toàn Nam Kỳ. Bà luôn yêu cầu tinh thần trách nhiệm xã hội cao, với tính cách độc lập, bà bị các y sĩ người Pháp gây khó dễ, nhưng vẫn đấu tranh cho quyền bình đẳng giữa người Pháp với người bản xứ. Tương truyền, bà từ chối mặc y phục Âu Tây để người Pháp kính nể hơn. Giới bác sĩ Pháp thời ấy nói rằng, nếu bà mặc y phục ViệtNam, người ta sẽ lầm tưởng bà là một “bà mụ đỡ đẻ” hơn là một bác sĩ sản khoa. Bà cương quyết từ chối, vẫn cứ tiếp tục hãnh diện trong bộ y phục ViệtNam của mình. Bà còn là người đi đầu trong cuộc vận động thay đổi lối sống của phụ nữ Việt Nam, là người đầu tiên mặc áo tắm đi bơi ở bể bơi công cộng, là phụ nữ đầu tiên đánh quần vợt ở Sài Gòn (trong khi ở Hà Nội bà Hoàng Xuân Hãn là người đầu tiên), bà còn tiếc là chưa kịp học lái máy bay!
Năm 1945, sau cuộc cách mạng giành chính quyền, ông Bùi Quang Chiêu cùng mấy người con, trong đó có người con gái út mới 16 tuổi, đều bị sát hại ở Mỏ Cày. Trong khi đó người bạn đời của bà là Nguyễn Ngọc Bích, tham gia kháng chiến, làm chỉ huy phó Khu IX Nam Bộ, bị Pháp bắt và kết án tử hình. Nhờ bà cùng các bạn bè ở Pháp vận động ráo riết đòi tự do cho ông Bích, bản án tử hình đã bị hủy, nhưng ông Bích bị buộc phải rời khỏi ViệtNam. Ông Bích sang Pháp dạy môn vật lý tại Đại học Y khoaParis. Năm 1950 bà sang Nhật học thêm môn châm cứu. Năm 1971 bà sang Pháp tiếp tục hành nghề y và sống với ông Nguyễn Ngọc Bích cho đến khi ông qua đời. Năm 1966 bà gia nhập một tổ chức từ thiện, trước khi tổ chức “Médecins sans Frontière” (Bác sĩ không Biên giới) được thành lập.
Mãi đến năm 1976 bà mới về hưu ở tuổi 71. Biệt thự tư gia của bà số 28 đường Testard được hiến tặng cho Trường Đại học Y khoa Sài Gòn (sau năm 1955 đổi là đường Trần Quý Cáp).
Cho đến tuổi 105, trong lần tiếp những người đến thăm tháng 6-2011, trí nhớ của bà vẫn còn khá tốt, sinh hoạt vẫn nhanh nhẹn, nhớ mặt nhớ tên những người bạn cũ, càng nhớ lâu những chuyện xa xưa thời còn trẻ. Nhắc đến chuyện gia đình, bà cho đó là chuyện lịch sử, hãy để cho lịch sử phán xét. Bà Henriette thường nói vui là “Tôi sẽ còn sống cho đến năm 121 tuổi”, ý nói để lập kỷ lục sống lâu trên đất Pháp, do một bà người Pháp giữ, sống đến 120 tuổi, vừa mất cách đây không lâu. Bà mất ngày 27 tháng 4 năm 2012 tại Paris, thọ 106 tuổi.

Đ. H.

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

bí...



"ta giờ như người lữ hành lạc lối trong đêm tăm tối bão táp mưa sa"...



Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

bốc hơi, hì hì



Thứ Bảy, 02/06/2012, 07:39 (GMT+7)
Ba dự án biến đổi khí hậu bị Đan Mạch tạm dừng tài trợ:
6 tháng, bốc hơi 11,5 tỉ đồng
TT - Ngày 1-6, Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội phát đi thông cáo báo chí cho biết đã tạm dừng hoạt động ba trong bốn dự án VN nhận viện trợ không hoàn lại của nước này để tiếp tục làm rõ. Số tiền bị sử dụng không hợp lý có thể lên tới 3,3 triệu kroner (khoảng 11,5 tỉ đồng).
>> Đan Mạch ngưng tài trợ 3 dự án tại Việt Nam


Chi tiết khoản tiền bốc hơi được công khai trên website của Bộ Ngoại giao Đan Mạch
Những phát hiện này sẽ được hai chính phủ và các cơ quan thực thi đánh giá kỹ lưỡng trước khi có kết luận cuối cùng.

Trả 1 tỉ đồng cho hai nhân viên kiểm tra tài liệu

Bộ Ngoại giao Đan Mạch cũng đã công khai báo cáo về ba dự án này trên website của mình. Trong báo cáo, tư vấn trưởng của Cơ quan Đảm bảo chất lượng viện trợ phát triển Đan Mạch Tine Lunn cho biết Hãng tư vấn độc lập PriceWaterhouseCoopers (PWC) đã kiểm tra báo cáo tài chính của bốn dự án.

Báo cáo nhấn mạnh những phát hiện cần phải kiểm tra thêm, nhưng có những khoản đã bị chi sai mục đích, hoặc chi phí cao hơn giá thực tế, thậm chí là không hề có thực chi. Dự án “Tác động của biến đổi khí hậu đến biến đổi sử dụng đất và thay đổi sinh kế cộng đồng ở đồng bằng sông Hồng” (đối tác phía VN là Trung tâm quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu (ICARGC) thuộc ĐHQG Hà Nội), các khoản sai trái lên tới 4,4 tỉ đồng.

Trong đó có những khoản chi lương và thù lao không có chứng từ, hơn 1 tỉ đồng được trả cho hai hợp đồng với nhân viên nghiên cứu của dự án chỉ để kiểm tra lại tài liệu, thu thập và xử lý dữ liệu; gần 270 triệu đồng được ghi sổ sách nhưng không hề có thực chi; gần 180 triệu đồng được ghi là trả cho một tư vấn viên nhưng không có thực chi và tư vấn viên này đã xác nhận là công việc này bị hủy trên thực tế; khoảng 1,1 tỉ đồng là thâm hụt tiền mặt so với cân đối sổ tiền mặt - dự án giải thích là khoản tiền này được tạm thời sử dụng cho mục đích của các dự án khác...

Ngoài ra, PWC cũng lưu ý là 250.000 kroner (khoảng 857 triệu đồng) đã được tạm ứng cho bốn nhân viên mà không có mục đích rõ ràng và các khoản ứng này đã được quyết toán sau một năm.

Ăn lương hai đầu

Với dự án “Đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội ở Trung Trung bộ VN” do Viện địa lý thuộc Viện Khoa học - công nghệ VN thực hiện, hơn 5,3 tỉ đồng đã bị chi sai. Trong đó gần 500 triệu đồng là tiền lương và thù lao bao gồm các khoản bồi dưỡng, lương gấp đôi cho nhân viên dự án (nhân viên hưởng lương của cả viện lẫn dự án), hơn 1,4 tỉ đồng cho các khoản học bổng giáo dục nhưng không có quy trình lựa chọn rõ ràng, khoảng 615 triệu đồng để mua ôtô sử dụng cho dự án.

Mặc dù ngân sách này được thông qua từ đầu, nhưng không có mục sổ sách nào nói đến tài xế. Trong khi một tài xế của viện xác nhận xe này rất ít dùng vì các chuyến thực địa xảy ra ở miền Trung VN và các nghiên cứu viên thường sử dụng máy bay; PWC còn quan sát thấy Viện địa lý đã chuyển một khoản tiền của dự án qua ngân hàng và giải thích là viện tạm thời mượn tiền mặt từ dự án và đã trả lại.

Tài trợ học bổng cho con gái của cán bộ dự án

Với dự án “Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái vùng cửa sông của VN” - đối tác VN là Viện Hải dương học thuộc Viện Khoa học - công nghệ VN, tổng cộng khoảng 1,3 tỉ đồng đã bị chi sai. Trong đó, khoảng 36 triệu đồng được trả trực tiếp cho nhân viên để trang trải bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp trong khi các khoản này cũng được viện trả; hơn 845 triệu đồng là học bổng thưởng cho con gái của điều phối viên dự án, do giám đốc dự án phê duyệt mà không qua quá trình lựa chọn ứng cử viên. Cô con gái này đã làm việc ở viện được ba năm trước khi có học bổng trên nhưng gần đây đã rời viện sau khi hoàn tất học bổng. Viện cũng chi hơn 173 triệu đồng để mua máy tính xách tay cho các nghiên cứu sinh nhưng không hề bắt buộc trả lại máy sau khi dùng.

Cuối cùng, với dự án “Tạo giống lúa chịu ngập chìm và mặn thích nghi với điều kiện nước biển dâng cho các vùng đồng bằng ven biển VN” do Viện di truyền nông nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT thực hiện chỉ có hai khoản với tổng giá trị 78.385 kroner (khoảng 268 triệu đồng) cần làm rõ là khoảng 115 triệu đồng để dự một hội thảo ở Áo chưa được quyết toán, trong đó 52 triệu đồng để chi cho một kế toán dự án không liên quan gì đến hội thảo đi dự.

Trong khi đó, trao đổi với Tuổi Trẻ, vụ phó Vụ Hợp tác quốc tế Bộ NN&PTNT Trần Kim Long cho biết dự án do bộ làm chủ quản đã bước sang giai đoạn 2 và đang vận hành rất tốt. Còn TS Nguyễn Thị Anh Thu (ban quan hệ quốc tế ĐHQG Hà Nội) cho biết các chủ đầu tư dự án đang hoang mang về thông tin ngưng tài trợ các dự án này.

Báo cáo của Cơ quan Đảm bảo chất lượng viện trợ phát triển Đan Mạch viết: “Ba dự án đầu sẽ bị đình chỉ thực hiện và sẽ không chi trả thêm bất cứ khoản nào. Dự án cuối được phép tiếp tục dưới sự giám sát và kiểm soát cao hơn”.

Đan Mạch hiện là một trong những nước dành nhiều viện trợ phát triển nhất cho VN trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. VN cũng là nước châu Á duy nhất được Đan Mạch triển khai chương trình nghiên cứu ứng phó với biến đổi khí hậu. Bốn dự án trên nằm trong khuôn khổ hợp tác được phê duyệt tháng 10-2011 với tổng kinh phí hơn 18 triệu kroner (khoảng 62,5 tỉ đồng) và đều là viện trợ không hoàn lại.

H.GIANG

Điều tra nhanh chóng

Đầu năm 2012, Đại sứ quán Đan Mạch đã nhận được những tin tức cho thấy các dự án có mập mờ về tài chính. Tháng 4-2012, sứ quán đã có trong tay tài liệu cho thấy sử dụng tiền sai mục đích. Ngày 24-4, báo cáo đầu tiên được gửi về Văn phòng Kiểm toán quốc gia Đan Mạch và chỉ hai ngày sau theo yêu cầu của Đại sứ quán, Hãng PWC bắt đầu quy trình xác minh các bản kê tài chính. Báo cáo được PWC hoàn tất một tháng sau đó.

Liên quan đến vụ việc, ngay trong chiều 1-6, Thứ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ Trần Việt Thanh đã làm việc với đại sứ Đan Mạch tại VN John Neilsen. “Bộ Khoa học - công nghệ sẽ cùng Đại sứ quán Đan Mạch phối hợp với các bộ, ngành liên quan của VN sớm có kết luận cuối cùng một cách khách quan nhất” - ông Trần Việt Thanh nhấn mạnh.

H.GIANG - TTXVN