Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Không nhận thêm một đôla nào...


Thứ hai, ngày 25 tháng ba năm 2013

Không nhận thêm một đôla nào...

Lời bàn: Tiến trình dân chủ, sửa đổi Hiến pháp, suy thoái kinh tế, quốc nạn tham nhũng, chủ quyền biển đảo... đang nóng dần trên các phương tiện truyền thông (quốc doanh lẫn blog cá nhân) cả nước, mời bà con đọc câu chuyện "giải trí" dưới đây... mà cảnh giác!



Hoa Kỳ đang trải qua cơn đại suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử: đại suy thoái năm 1929. Do sản xuất thừa mứa, thị trường bị bão hòa không tiêu thụ nổi, nạn đầu cơ tiền tệ vọt quá mức. Người thất nghiệp xếp hàng dài dằng dặc trước các quầy phát súp bố thí.

87 tỉ đô la thu nhập quốc gia không cứu nổi nước Mỹ rơi tõm xuống vực thẳm suy thoái. Nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu bị khánh kiệt, một số nhà kinh doanh cỡ bự nhảy lầu tự tử. Nhiều kẻ ranh ma thì tin rằng: muốn sống sót qua cơn bão tố này phải biết mánh mung thiệt giỏi. Trong khi chưa nghĩ ra mánh hay, cả những người Mỹ ranh ma quỉ quyệt lẫn những người lương thiện kéo tới bao vây các phòng tuyển lao động, tìm đọc mục "Cần người" trên các báo.

Bữa đó một người đứng xếp hàng chờ đến lượt bỗng phát hiện ở cột Rao vặt trên tờ New York Post dòng thông báo kì cục in chữ to, đóng khung trang trọng:

"HÃY GỬI CHO TÔI MỘT ĐÔLA, SỐ NHÀ 35, ĐẠI LỘ 12, HARON UYNLEM"

Thằng cha nào đó cả gan thật. Gửi cho tôi một đô, dễ thế! Ở thời buổi này một đô đâu phải là thứ dễ kiếm. Nó là thằng nào mà làm phách dữ vậy? Chắc lại một trò quảng cáo gì đó.

Nhưng nghĩ cho kỹ thì thấy cũng lạ, cũng đáng quan tâm. Một thông báo kiểu đó, đóng khung tử tế, in chữ to nữa chứ. Phải tốn vào đó hơn một đô là ít. Mọi  người bàn tán trong quán cà phê, câu chuyện râm ran to nhỏ chuyền qua tai nhau càng tăng thêm sự chú ý tới lời thông báo kì cục.

- Bác biết chưa? Có người đăng báo đòi một đô và còn cho cả địa chỉ rõ ràng nữa kia.
- Ôi dào, chuyện vớ vẩn. Nhưng dù sao cũng đăng trên báo hẳn hoi.
- Bác nghĩ đó là một doanh nghiệp mới ra đời?
- Không, một trò quảng cáo gì đó thôi.
- Vâng, nhưng quảng cáo thứ gì cơ? Có lẽ cũng đáng quan tâm.

Hôm sau vẫn trên tờ New York Post lại đăng như bữa trước, bằng khổ chữ to, in hơi đậm hơn:

"HÃY GỬI CHO TÔI MỘT ĐÔLA, SỐ NHÀ 35, ĐẠI LỘ 12, HARON UYNLEM"


Dư luận càng xôn xao, mọi người càng phỏng đoán.

- Tôi cho rằng đằng sau thông báo này có chuyện gì đó, có thể thằng cha này đã nghĩ ra được một mánh làm ăn trên thị trường chứng khoán.
- Với một đôla vốn liếng? Chuyện nực cười!
- Đừng tưởng chỉ có chừng đó, nếu số người tham gia rất đông.

Hôm sau nữa, vẫn trên tờ báo đó lại thấy thông báo bằng khổ chữ càng to:

"HÃY GỬI CHO TÔI MỘT ĐÔLA, SỐ NHÀ 35, ĐẠI LỘ 12, HARON UYNLEM"

Chắc phải có chuyện gì nên người ta mới thông báo dai dẳng như vậy mà không cho thêm chi tiết gì. Thế là sau ba ngày trong độc giả báo New York Post, tờ báo có nhiều bạn đọc nhất, một trong những tờ báo lớn nhất thành phố, bỗng nảy sinh một thứ tâm lý khác lạ. Nó nhanh chóng lây lan sang khá nhiều cư dân địa phương.

Không ai rõ bằng cách nào, qua miệng ai, một thông tin được truyền tới tai tất cả mọi người, từ người tiểu thương từng trải đến cụ già hưu trí đa nghi, từ kẻ cầu bơ cầu bất đến nhà kinh doanh lõi đời.

"Cái nhà ông Haron Uynlem này là một tay rất từ thiện, một tỉ phú hơi điên điên. Ông sẽ gửi cho mỗi người đã tỏ lòng tin cậy ông một món quà tuyệt vời. Ông làm vậy để nâng cao tinh thần đồng bào. Đó là một con người theo chủ nghĩa lý tưởng, một người Mỹ chân chính đầy lòng tin tưởng vào đất nước."

Ngày thứ tư, vẫn trên tờ New York Post, bằng khổ chữ lớn hơn:

"HÃY GỬI CHO TÔI MỘT ĐÔLA, SỐ NHÀ 35, ĐẠI LỘ 12, HARON UYNLEM"

Vẫn chỉ ngắn gọn có thế, vẫn một câu khô khan ra lệnh.

Thế là một tin đồn khác phi nước đại trong thành phố. Lần này là một thông tin đảm bảo chính xác, xuất phát từ một nguồn rất đáng tin cậy: "Đây là một nhà kinh doanh thiên tài, sắp khai trương một công ty công nghiệp cực kì vĩ đại với những trái phiếu cực kì nhỏ, mỗi người chỉ góp một đô thôi. Không nhận hơn, ông ta kiên quyết từ chối những người muốn đóng góp quá một đô".

Và chẳng ai thấy mặt Uyn-lem. Người nhân viên lầm lì đeo cổ cồn nhựa trắng ngồi nhận tiền và viết biên lai rõ ràng, chỉ là người làm thuê: "Tôi đâu có biết, tôi chỉ đếm tiền thôi, dùng tiền vào việc gì thì không rõ". Và hối thúc: "Xin lẹ lẹ cho. Phía sau quý vị còn đông lắm. Năm giờ chúng tôi đóng cửa rồi", ông ta cằn nhằn.

Ngày thứ năm trên tờ New York Post hiện ra mấy dòng hơi khác, vẫn in ở vị trí cũ:

"XIN LƯU Ý, TÔI CHỈ NHẬN ĐỒNG ĐÔLA CỦA QUÝ VỊ TỚI 15 THÁNG NÀY LÀ HẾT HẠN"

Vẫn ghi địa chỉ mọi khi: số 35, đại lộ 12, Haron Uynlem.


Thời hạn cuối cùng được thông báo chẳng khác gì ngọn roi quất mạnh, mọi người cuống cuồng sợ bỏ lỡ dịp may, xô nhau chạy tới góp một đô. Nhân viên phát thư của sở Bưu điện ôm hàng chồng thư bảo đảm tới giao cho người gác cổng số 35. Trong dòng thác thư từ này có cả những góp ý, những yêu cầu cung cấp thêm thông tin, những lời nguyền rủa chửi bới, và dĩ nhiên có rất nhiều tờ một đô, có cả đôi tờ séc.

Điều lạ nhất là mọi số tiền vượt qua một đô đều lập tức bị trả lại, khách hàng của Haron Uynlem phải tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc đã nêu, đây không phải là chuyện lừa đảo ấm ớ. Sự chặt chẽ này gây ấn tượng vô cùng mạnh mẽ đến dư luận.

Ngày thứ sáu không có thông báo trên tờ New York Post. Ngày thứ bảy không, ngày thứ tám cũng không...

Ngày thứ chín có thông báo đóng khung trên New York Post.

"QUÝ VỊ CHỈ CÒN HAI NGÀY ĐỂ GỬI MỘT ĐÔLA CHO TÔI. QUÁ HẠN NÀY ĐỒNG ĐÔLA CỦA QUÝ VỊ SẼ BỊ TỪ CHỐI KHÔNG THƯƠNG TIẾC"

Trước nhà số 35 đại lộ 12 đúng là đang xảy ra một cuộc chiến ghê người.

Viên cảnh sát túc trực tại đây hốt hoảng xin tiếp viện để tổ chức thành một đội bảo vệ trật tự. Hàng mấy trăm mấy ngàn người có máu mánh mung chen lấn nhau suốt dọc đại lộ. Giờ hết hạn càng đến gần, các nhà đầu tư càng cuồng nhiệt.


Thấy có cuộc tập hợp khác  thường, khách vãng lai hỏi chuyện, và một số đông trong bọn họ cũng nhào vô nhập cuộc. Dù sao một đô vẫn chỉ là số tiền nhỏ, vả lại, biết đâu đấy? Cuộc sống lúc này vô cùng bấp bênh, tương lai thì mịt mùng chưa biết sẽ ra sao, mỗi cơ may dù nhỏ nhoi cũng không thể bỏ qua.

Cảnh sát nắm tay nhau lập hành lang vào cửa ngôi nhà 35 trong đó nhân viên thu ngân lầm lì đeo cổ áo nhựa trắng ngồi phân phát biên lai với vẻ cau có. Tuy vẫn chịu khó trả lời: đúng năm giờ chiều mai quầy thu ngân đóng cửa hẳn, kiên quyết không nhận thêm một đồng nào nữa. Dứt khoát như vậy. Ông Haron Uynlem không chấp nhận bất cứ trường hợp ngoại lệ nào, bất cứ một đặc quyền đặc ân nào.

Tốc độ dịch chuyển người xếp hàng ngày càng nhanh hơn. Đã có vài xô xát. Một số tên gian lận đã nộp tiền rồi nhưng lại len vào xếp hàng định giở  trò man trá góp thêm một đô nữa, nhưng đám đông cảnh giác canh chừng và kịp thời vạch mặt bọn bất lương. Vả lại chúng thật khó lòng thi thố thủ đoạn gian manh đó: nhân viên thu ngân lầm lì đeo cổ áo nhựa trắng mỗi lần nhận một đô lại đòi xem giấy chứng minh và viết thêm biên lai theo đúng tên họ ghi trên đó. Ông giải thích: luật quy định như vậy, ông không thể làm khác. Đã vậy, ông lại nhớ mặt dai như đĩa. Và có một bản thông kê ghi theo vần chữ cái tên những người đã đóng tiền. Không có cách gì qua mặt được ông.

Ngày cuối cùng, đúng ngày 15 tháng đó, người tới đông đến nổi nhân viên thu ngân suýt bị xé xác khi định tạm đóng cửa để ăn trưa. Cũng may ông ta kịp thời nhận ra tình hình nguy hiểm có thể bùng nổ nên chịu nhịn đói để có tiếp tục cho ra những tờ biên lai một đô.


Đúng năm giờ chiều, CHẤM HẾT, không nhận thêm một đồng nào nữa. Nhân viên đóng cửa. Và van nài nhân viên công lực giúp giải tán đám đông phẩn nộ. Ngài Haron Uynlem trung thành với cam kết, đã hết ngày cuối cùng, phải đóng cửa.

Nhân viên lầm lì đeo cổ áo nhựa trắng ra đi qua một cửa ngách và biến mất trong thành phố New York mênh mông. Biến mất trong Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ vĩ đại đang giữa thời buổi găngxtơ hoành hành, các băng nhóm thanh toán nhau khốc liệt, thời buổi suy thoái kinh tế.

Chỉ một mình gã nhân viên lầm lì đeo cổ áo trắng cóc sợ con quỷ đại suy thoái. Hắn đã có 300.000 ngàn đô trong túi. 300.000 chứ không ít hơn, và tên hắn đúng là Haron Uynlem. Có khác chăng là lúc này hắn không lầm lì nữa và đã quẳng chiếc áo nhựa trắng vào đống rác.

Buộc hắn tội gì đây? Lừa đảo chăng? Lạm dụng lòng tin chăng? Thoạt nhìn thì thấy đúng như thế thật. Trong những ngày, những tuần, những tháng sau đó, các đồn cảnh sát phường, các tòa án chìm ngập trong thư khiếu nại, tố giác, kiện cáo. 300.000 người khờ dại than thở không nhận được tí gì đổi cho đồng đôla đã nộp. Nhưng họ đã lầm. Mỗi người đều đã nhận một tờ biên lai có kí tên Haron Uynlem, trên đó Haron Uynlem chẳng hứa hẹn gì thêm. Chẳng hứa hẹn gì nên chẳng phải cho lại gì, chuyện đó thật bình thường. Gã chỉ đăng trên báo một dòng chữ rất to nghĩa không ai có thể hiểu sai được: “Hãy gửi cho tôi một đôla”. Thế thôi, không nói để làm gì, đó là quyền của hắn. Hắn còn ghi thêm rằng: quá thời hạn qui định hắn sẽ từ chối không nhận thêm một đồng nào nữa và đã làm đúng như vậy. Hơn nữa các tờ biên lai đều ghi danh theo đúng luật, đúng như đã thông báo: “Nhận ông Mỗ số tiền một đôla”. Chấm xuống dòng.


Tòa án Mỹ không lẽ bỏ công sức mở 300.000 hồ sơ về 300.000 vụ kiện đòi mỗi một đôla. Mà những người nộp đơn kiện khi biết phí kiện cáo đắt nhiều lần hơn một đôla cũng đành ngậm quả bồ hòn làm ngọt mà rút đơn thật êm. Chỉ biết tự trách mình sao quá ngu.

Nên nội vụ chìm xuồng luôn. Chẳng có bên nguyên cũng chẳng có bên bị. Thấy người ta đòi một đô, anh móc túi cho một đô. Chẳng có gì trái pháp luật. Người xin và người cho đều hành động hợp pháp.

Haron Uynlem là ai? Hồ sơ vụ này chỉ ghi lại được chân dung mơ hồ của một gã thấp bé, lầm lì, đeo cổ áo nhựa trắng… qua lời tả của một số người bị gã đòi tiền. Để ria hay không để ria? Họ nói mỗi người một phách chả ai chịu ai. Vả sau đó không một ai gặp lại hắn, không một ai nghe nói tới hắn lần nữa, không bao giờ.

Trong hàng ngũ những triệu phú trên thế gian này chắc có Haron Uynlem lẩn quất đâu đó. Hoặc con cháu của hắn. Nên ta phải cảnh giác!

PHH
(Biên soạn theo Hồ sơ Interpol)




Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Người Do Thái, sự kiên gan bền bỉ về một CHỦ NGHĨA PHỤC QUỐC: “SANG NĂM VỀ JERUSALEM”




Không biết lý do nào, sức hấp  dẫn nào mà từ khi giao tiếp với những người gốc Do Thái, Lúa đã bị hấp dẫn bởi họ. Về thể trạng, người Do Thái có nét đẹp quý tộc, da trắng, mũi thẳng và chiều cao lý tưởng nổi bật so với các chủng người châu Á khác. Đặc biệt, dù trời mùa đông hay mùa hè nóng bức, những người phụ nữ Do Thái truyền thống họ vẫn đội khăn, thường là màu đen, che kín mái tóc. Sau này tìm hiểu thì được biết, họ có thể không che dấu gương mặt nhưng mái tóc là một yếu tố hình thể quyến rũ nhất, nữ tính nhất của người phụ nữ mà họ phải dấu đi, chỉ người đàn ông là chồng thì mới được nhìn mà thôi.  Người Do Thái thường nhã nhặn, lịch lãm, họ ý tứ và thể hiện sự tự tôn rất cao. Nếu quan sát một chút, họ vô cùng kỹ lưỡng trong việc mua sắm thực phẩm, giáo dục con cái của họ.

Người Do Thái đã chịu một lịch sử lâu dài bị đàn áp và thảm sát trên nhiều vùng đất khác nhau. Dân số và phân bố dân số của họ thay đổi qua nhiều thế kỉ. Theo như báo Jewish Agency, trong năm 2007 có 13.2 triệu người Do Thái trên toàn thế giới; 5.4 triệu (40.9%) ở Irael, 5.3 triệu (40.2%) ở Mỹ và số còn lại rải rác khắp thế giới.

Nguồn gốc của người Do Thái theo truyền thống là vào khoảng 1800 TCN với những câu chuyện ghi lại trong Kinh Thánh về sự ra đời của đạo Do Thái, vẫn được xem là gốc của một số tôn giáo, trong đó có cả Thiên Chúa giáo lẫn Hồi giáo. Khoảng năm 60 TCN, Do Thái bị đế quốc La Mã xâm chiếm. Dân Do Thái nổi dậy chống lại vài lần nhưng không thành công. Đó cũng là lý do để năm 70, đế quốc La Mã xóa tên Israel trên bản đồ thế giới. Jerusalem – thủ đô của người Do Thái bị san bằng để rồi từ đó người Do Thái lưu lạc khắp nơi và trở thành một dân tộc không có tổ quốc.

Trong gần 2000 năm (từ năm 70 đến năm 1945 sau khi chiến tranh thế giới lần 2 kết thúc), người Do Thái bị khinh miệt, thảm sát, ngược đãi một cách tàn bạo đáng kể nhất  là sáu triệu người Do Thái bị gom lại, rồi bị giết trong các trại tập trung của Đức Quốc Xã. Thế nhưng, dù là một dân tộc không còn quê hương, Do Thái giáo vẫn dạy người Do Thái rằng, chính họ, quê hương của họ là nơi thượng đế lựa chọn làm dân tộc riêng của Ngài.

Cho dù lưu lạc ở đâu và bất kể trong hoàn cảnh nào, trước mỗi bữa ăn, người Do Thái đều cầu xin Thượng đế dẫn họ về đất hứa, trước khi từ biệt nhau, họ luôn luôn chào nhau bằng một câu nói như một lời hứa, môt lời thề bất hủ “Sang năm về Jerusalem”.

Dù chỉ là một nhóm dân tộc nhỏ, xem như thiểu số nhưng người Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới, họ dường như được sinh ra với quá nhiều ưu việt trong xã hội loài người. Có phải tất cả điều là tự nhiên?

Hãy liếc nhìn lại một số thông tin tìm hiểu được về IQ của người Do Thái. Hiện nay các nhà nghiên cứu về giáo dục tính toán rằng IQ trung bình của người Do Thái vào khoảng từ 107,5 đến 115, so với IQ trung bình của thế giới là 100 và IQ của người Việt Nam là 94. Cách biệt sẽ không rõ ràng nếu chỉ nhìn vào những con số này. Mọi thứ sẽ trở nên thực sự khác biệt nếu như ta so sánh đến tỉ lệ “thiên tài” (IQ bằng hoặc lớn hơn 140). Với IQ trung bình của dân số như người Việt Nam là 94 thì tỉ lệ “thiên tài” sẽ là 1/924 hay khoảng 0,1%, tỉ lệ này sẽ là 1/261 hay 0,4% nếu IQ trung bình là 100. Sự khác biệt sẽ cực lớn vì với mức IQ TB là 110 như người Do Thái thì tỉ lệ những người có IQ đạt mức thiên tài này sẽ lên tới 2,3% (có nghĩa là cứ 100 người sẽ có hơn 2 thiên tài).

Một ghi nhận khác vào khoảng giữa thế kỷ 19, 25% các nhà khoa học trên thế giới là người Do Thái, và chỉ tính đến năm 1978, hơn một nửa giải Nobel là sở hữu của người Do Thái. Như vậy có đến 50% đóng góp cho sự tiến bộ của loài người chỉ do 0.21% số dân này đảm nhiệm.

Do Thái, một dân tộc thật kỳ lạ!!!!

Những tên tuổi lớn của thế kỷ 20 có thể kể đến như bộ óc thế kỷ Albert Einstein, Sigmund Freud, .v.v. đều là người Do Thái.

Dù không phải là chủng tộc lớn, vậy nhưng không một nhóm chủng tộc nào có thể sánh được với người Do Thái về khả năng đạt thành tích vượt trội. Kết hợp với những tính cách di truyền của người Do Thái như tham vọng, ham hiểu biết, tích cực, trí tưởng tượng phong phú, bền bỉ, sự thông minh thực sự đã là đòn bẩy khiến người Do Thái luôn là những tên tuổi quán quân trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống.



Những tên tuổi Do Thái hiện nay có thể kế đến là nhà tài phiệt George Soros (người có thể làm khuynh đảo thị trường tài chính thế giới, được xem là người đứng sau sự sụp đổ hệ thống chính trị cộng sản XHCN ở Đông Âu và khủng hoảng tài chính Châu Á 1997); các cựu và chủ tịch Ngân hàng thế giới World bank đương nhiệm đều là người Do Thái ví dụ như James Wolfensohn, Paul Wolfowitz, Robert Zoellick…. Diễn viên điện ảnh thông minh và có học thức thuộc hàng đầu Hollywood hiện nay là Natalie Portman cũng là người Do Thái, vừa theo học ĐH Havard và tham gia bộ phim siêu phẩm Chiến tranh giữa các vì sao và gần đây nhất là bộ phim đình đám Thiên Nga Đen (Black swan).

Trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống như kỹ thuật, âm nhạc, khoa học và kinh doanh, 70% các hoạt động kinh doanh thế giới hiện nay đều do người Do Thái nắm giữ. Các lĩnh vực kinh doanh nổi bật như mỹ phẩm, thời trang, thực phẩm, vũ khí, khách sạn, công nghiệp phim ảnh (kể cả Hollywood và các trung tâm điện ảnh khác).



Ở Israel, điều đầu tiên đó là người mẹ khi mang thai sẽ thường xuyên hát, chơi đàn, và luôn cố gắng giải toán cùng chồng, việc này sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi em bé được sinh ra. Họ tin rằng, sự vận động thể dục của não bộ ở người mẹ sẽ tác động tới khả năng toán học của em bé.

Thức ăn trong giai đoạn thai kỳ không thể thiếu là hạnh nhân, sa lad, chà là cùng sữa tươi. Bữa trưa họ ăn bánh mỳ và cá nhưng không ăn đầu cá, salad trộn với hạnh nhân và những loại hạt khác vì họ tin rằng thịt cá tốt cho sự phát triển trí não nhưng đầu cá thì không. Thêm vào đó, theo văn hóa của người Do Thái, người mẹ khi mang thai sẽ cần phải uống dầu gan cá. Họ không ăn thịt vì họ tin rằng thịt và cá khi ăn chung sẽ không tốt cho cơ thể. Họ luôn ăn hoa quả tươi trước bữa chính vì họ tin rằng việc ăn bữa chính trước khi ăn hoa quả sẽ khiến chúng ta buồn ngủ. Việc người mẹ luôn ở trang thái tỉnh táo, không ngủ quá nhiều cũng được khuyến cáo. Những người phụ nữ Do Thái luôn được mẹ ruột của mình truyền dạy những kinh nhgiệm để có thể cho ra những thế hệ tiếp theo thông minh. Ở Israel, hút thuốc là điều cấm kỵ. Nếu bạn là khách thì không nên hút thuốc trong nhà họ, họ sẽ lịch sự mời bạn ra ngoài. Theo các nhà khoa học ở Đại học Israel, chất nicotine sẽ phá hủy những tế bào cơ bản trong cơ thể đồng thời ảnh hưởng đến gen và vật chất di truyền- DNA-  dẫn đến sự thoái hóa bộ não.

Rất khó tìm kiếm một người Do Thái hút thuốc lá, với họ, người hút thuốc đáng bỏ đi. Cũng giống như ở Israel, việc hút thuốc là cấm kỵ và Singapore đã hình thành cách quản lý giống như ở Israel. Đây cũng là lý do vì sao hầu hết các trường ĐH của Singapore đều thuộc đẳng cấp cao, dù Singapore chỉ nhỏ bằng Mahattan. Hãy nhìn sang Indonesia, đâu đâu mọi người cũng hút thuốc và giá một bao thuốc chỉ rẻ bèo khoảng 70 xu USD trong khi một bao thuốc ở Singapore có giá là 7USD. Người Do Thái còn tin rằng, việc hút thuốc là kẻ thù của khả năng diễn đạt ngôn ngữ cũng như việc nạp vào khu trú não bộ thêm một ngôn ngữ nữa.

Đồ ăn cho trẻ cũng luôn trong sự hướng dẫn của cha mẹ. Đầu tiên, hoa quả ăn cùng với hạnh nhân, sau đó là dầu gan cá. Đa số, trẻ em Do Thái đều biết 3 thứ tiếng, ví dụ như tiếng Do Thái, Ả rập và tiếng Anh. Từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được học đàn piano và violin, và đây là điều bắt buộc. Làm như vậy vì họ tin rằng điều này sẽ làm tăng chỉ số thông minh của trẻ và sẽ khiến con họ trở nên thông minh. Cũng theo các nhà khoa học Do Thái, sự rung động của âm nhạc sẽ kích thích bộ não và đó là lý do vì sao có rất nhiều thiên tài người Do Thái …

Từ lớp 1 đến lớp 6, những môn học ưu tiên trẻ em được dạy các môn về kinh doanh, toán học, khoa học. So sánh để có thể nhận thấy trẻ em ở California, chỉ số IQ của chúng tăng so với khoảng 6 năm về trước. Tất cả trẻ Do Thái đều tham gia vào các môn thể thao như bắn cung, bắn sung, chạy bộ vì họ tin rằng bắn cung và bắn súng sẽ rèn luyện cho bộ não trở nên tập trung vào cách quyết định và sự chính xác.

Ở trường trung học, học sinh sẽ giảm dần việc học khoa học mà sẽ học cách tạo ra sản phẩm, đi sâu vào những kiểu bài tập thực tế. Dù một số dự án/bài tập có vẻ nực cười và vô dụng, nhưng tất cả đều đòi hỏi sự tập trung nghiêm túc đặc biệt nếu đó là những môn thuộc về vũ khí, y học, kinh doanh; ý tưởng sẽ được giới thiệu lên các viện khoa học hoặc trường đại học.

 Khoa kinh doanh cũng được chú trọng ưu tiên. Trong năm cuối ở trường đại học, sinh viên sẽ được giao một dự án và thực hành. Họ sẽ hoàn thành nếu nhóm của họ (khoảng 10 người/nhóm) có thể tạo ra lợi nhuận 1 triệu USD. Đừng ngạc nhiên, đây là thực tế và đó là lý do vì sao một nửa hoạt động kinh doanh trên thế giới là của người Do Thái.

Nếu quan sát sẽ thấy, người Do Thái luôn luôn lắc đầu khi cầu nguyện, họ tin rằng hành động này sẽ kích thích và cung cấp nhiều oxy cho não. Điều tương tự giống như người Hồi giáo khi cầu nguyện họ phải quỳ lạy cúi đầu. Và hãy nhìn xem những người Nhật Bản, cách họ cúi đầu, các lễ nghi trong việc giao tiếp, người trẻ cúi đầu sâu hơn người già cũng là cách để người trẻ vận động não nhiều hơn cho một hành trình dài hơn. Người Nhật Bản cũng có rất nhiều người thông minh, họ thích ăn sushi (họ ăn cá rất nhiều và nhất là cá tươi). Liệu đây có phải là sự trùng hợp?



Trung tâm thương mại của người Do Thái tập trung ở thành phố New York, và chỉ phục vụ cho người Do Thái. Nếu ai đó trong cộng đồng Do Thái có ý tưởng hay có thể sinh lời, hội đồng người Do Thái sẽ cung cấp khoản vay hỗ trợ không lãi suất và đảm bảo việc kinh doanh này phải phát triển. Vì lý do này, Starbuck, Dell, Coca-cola, DKNY, Oracle, Levis, Dunkin Donut, các bộ phim Hollywood và hàng trăm hoạt động kinh doanh khác đều nằm dưới sự tài trợ của cộng đồng Do Thái. Sinh viên Do Thái tốt nghiệp từ khoa y dược ở New York được khuyến khích đăng ký với hội đồng này và được phép hành nghề tư với khoản vay không lãi suất. Phải nói rằng, không có cộng đồng người nào có sự hỗ trợ nhau lớn như người Do Thái.

Theo truyền thống người Do Thái, những học giả, nhà khoa học được khuyến khích kết hôn với con gái của những thương nhân vì theo họ, con cái sinh ra sẽ là sự kết hợp của cả giáo dục hàn lâm và giáo dục thực tế. Họ tin rằng, óc phán đoán nhanh nhẹn chính xác cùng với độ nhạy cảm trong kinh doanh kết hợp với với những phân tích logic trong khoa học sẽ là những kết quả cộng hưởng của sự kết hợp trên, để đưa con cái họ đi đến thành công.

Chẳng biết suy nghĩ đó có đúng không nhưng hãy nhìn họ đi, một chủng tộc người không tổ quốc, luôn biết đến lời hứa “sang năm về Jerusalem” với bao cố gắng trước sự tàn sát của chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc, một dân tộc quật cường với số dân ít ỏi chỉ bằng 1/8 dân số Việt Nam thôi, họ khiến chúng ta phải ngả mũ chào họ.

Chính những gì họ đã, đang và sẽ cống hiến, là một động lực vực dậy một tinh thần bất khuất, một ý chí kiên gan, một quyết tâm chắc chắn, để từng người Do Thái một, vững tin về một tương lai phục quốc “sang năm về Jerusalem”.

Nhớ bác F361, Lúa cũng thèm nghe câu nói của bác được thốt ra từ mỗi người dân Việt Nam “Sang năm tới Hoàng Sa”.

(Lượm lặt mỗi chỗ một chút, rồi viết cho đỡ buồn thôi!!!!)

nguồn:  http://hailuablog.wordpress.com/2013/03/18/nguoi-do-thai-su-kien-gan-ben-bi-ve-mot-chu-nghia-phuc-quoc-sang-nam-ve-jerusalem/


Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

10 điều bi ai




PHAN CHÂU TRINH: 10 ĐIỀU BI AI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.

2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.

3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.

4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.

5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.

6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.

7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.

8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.

9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.

10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v...


Theo FB BÙI QUANG MINH


https://www.facebook.com/photo.php?fbid=552096391478955&set=a.482899425065319.108453.256867447668519&type=1&theater

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

họp mặt đầu năm, tập phụ




sau khi các bạn nữ ra về, lôi 2 chai vang còn lại ra nhậu tiếp. Anh Vàng hẹn với chị Vàng là 2 giờ rưỡi dời gót, nhưng đến 3 giờ, rồi 4 giờ... đến 4 giờ rưỡi...




Kim Hoàng và Lộc dụ đưa Thế Hùng về dinh... Ghé qua Gò Găng "chụp đồn" Hai Trinh




 anh Mười, em anh Trinh


 bà xã anh Mười










































về tới Bò lá lốp!