Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

họp mặt 2013, thiếu bóng đờn bà

















 Bi, đệ tử Hoàng con.


























 hai thằng bợm này ngồi lại chiến đấu tiếp.




Anh Lộc giành quyền tổ chức năm tới tại Duy Tân.



Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

hướng đạo sinh lớn tuổi nhất


Hướng đạo sinh Nguyễn Thúc Tuân 104 tuổi.




hình này sao ở bên FB Phước Lương Hữu -> Thinh Nguyên Vinh. Xin phép anh Phước.

(xin lỗi, vì tôi vào FB bằng proxy nên không sao nguyên URL được)


Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

huynh trưởng Long



một đêm lửa trại?


 khai trương một tiệm đồ điện của con cháu.

hình chôm bên http://www.facebook.com/phuoc.luonghuu



Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

huynh trưởng Long và các huynh & bạn




anh Đức (Bunker Duck?) đứng ở thứ ba từ trái qua hàng đứng. Kế bên là anh Long - Kha trưởng Kha Nghinh Phong.
hàng giữa, thứ ba từ trái qua là Chí, anh Hương Quê. Rồi thằng Huỳnh Bửu Ngọc thì từ phải qua là người thứ hai.
hàng ngồi thì thứ hai là thằng Thiện ngáo, tới Ngô Việt, tới tui, cách một người tới thằng Hòa khỉ.
Sao không thấy Vũ Duy Tuấn?
(xin lỗi chư vị, còn có nhiều vị tui nhớ mặt mà không nhớ tên... thân tình vô cùng ở đây, đồi Hồng Lĩnh.)
cái hình này tui chôm của anh Phước bên FB (nay sao mất tiêu rồi). Thành thật xin lỗi và cảm ơn anh Phước.



Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

thầm thì cùng lời tỏ tình cho ai


Hồngnhantrikỷ2013 tôi nghĩ chỉ là ký danh chứ không hẳn lả một tri kỷ hồng nhan. Nhưng "lời tỏ tình cho ai... ?!" đáp lại bài "lời tình chưa tỏ" thì thực là một tâm sự. Tôi cảm ơn đời, cảm ơn người, vẫn cho tôi cảm nhận hơi thở cuộc sống.

thầm thì cùng "lời tỏ tình cho ai...?!"

thương.
gượng giữa canh trường
bao niềm vấn vương
dám đâu hờ hững
buồn vui hằng thường

đau.
tự thuở kiếp nào
ánh mắt tìm nhau
yêu thương chắt lọc
được bấy niềm đau

hận.
tình trao tình nhận
này quả này nhân
luân hồi vạn kiếp
thoát đâu thương hận

buồn.
mộng đời mê cuồng
lệ trời tuôn tuôn
vòng tay vời vợi
ôm trọn nỗi buồn

ôi!
huyễn hoặc cuộc đời
thệ hứa chơi vơi
dĩ lai dĩ khứ
óc tim bời rời
... ... người ơi.

06.2013


Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

lời tỏ tình cho ai



LỜI TỎ TÌNH CHO AI…?!
(…đáp bài Lời tỏ tình chưa tỏ… 2 Dân 1981)



Em biết ,
Anh là ai .
Tóc dài râu tua tủa .
Phớt lờ đời mà đời vẫn  quấn-trói-anh .
Thương !
      Mắt anh rực lửa đam mê ,
      Không lờ-mờ đục .
      Xuyên-suốt-vạn-cuộc tình .
      Đau!
               Râu mày anh bông lông đùa giởn ,
               Tình em –
               có bao giờ  được nhận .
               Hận!
                       Tay anh dài – vòng tay dài quá !
                       Mà em mãnh khảnh,
                       Làm sao quấn chặt được vòng ôm ,
                       Buồn !
                                 Tim anh – và máu sôi  trào rực ,
                                 Chảy về đâu .
                                 Ai biết – để ấm lòng ai .
                                 Không phải tôi .
                                 Ôi!
                                           Nụ hôn anh ,
                                           Em chờ đợi trong mơ .
                                           Vì có bao giờ ,
                                           Anh làm – những điều anh hứa  .
                                           Cho em ???
                                           Hỏng thèm !
                                                       Hồngnhantrikỷ 2013
                     


Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Sài Gòn xưa giải khát.(TT...)

 
 

Chè, thơ và nơi lưu giữ ký ức

 Chè, thơ và nơi lưu giữ ký ức 1
Linh hồn của thạch chè Hiển Khánh là nước đường cát có thả hoa lài
       Có lẽ tên gọi "thạch chè Hiển Khánh" cũng thân thuộc với nhiều người như tên gọi của chợ Bàn Cờ vậy. Tiệm chè ra đời vào năm 1959 bởi hai đồng sở hữu là bà Trần Nghệ và ông Nguyễn Quý Quyền. Về sau, hai người giao tiệm lại cho chị Nguyễn Thị Nguyệt Minh (con ông Quyền) tiếp quản. Tên quán “Hiển Khánh” cũng là tên của một ngôi làng ở Hải Dương, quê của bà Trần Nghệ.
     Ban đầu, tiệm chè Hiển Khánh mở ở Đa Kao, gần rạp Cầu Bông nhưng quá chật nên ông Quyền mở thêm một tiệm nữa ở đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) từ năm 1965 và duy trì đến bây giờ cho đến ngày nay. Tiệm Hiển Khánh ở Đa Kao thì không còn nữa.
“Tôi chứng kiến có những ông bố dẫn con mình đến ăn chè và nói với con ngày xưa ba má mới quen nhau thường ngồi ở đâu, rất thú vị. Tôi hiểu rằng, quán chè còn là nơi lưu giữ những kỷ niệm học sinh rất khó phai mờ, vì vậy, quán của tôi cố gắng giữ nguyên những hình ảnh câu thơ, nét chữ từ ngày xưa để có nơi đi về cho người ưa kỷ niệm”, chị Minh chia sẻ.
      Chắc nhiều người rất tò mò, không biết quán chè Hiển Khánh có gì hay mà thu hút nhiều người đến như vậy. Thời của bà Nghệ những năm 70 thế kỷ trước, món thạch chè rất đơn giản và chỉ có đúng ba món: thạch trắng cắt sợi, chè đậu xanh và chè kho ướp lạnh. Hồi đó ở Sài Gòn, chỉ có một quán duy nhất là Hiển Khánh bán món chè này.
 
 Chè, thơ và nơi lưu giữ ký ức 2
Bánh lá gai
 
Chè, thơ và nơi lưu giữ ký ức 3
Bánh phu thê
      Linh hồn của món chè là nước đường cát có thả hoa lài, do vậy, khi ăn chè, hương hoa lài cứ phảng phất và có một mùi thơm rất khó quên. Chị Minh công nhận rằng, bây giờ hoa lài của quán không thơm bằng hoa lài trước đây, đó là do cách trồng hoa đã thay đổi, chị không có cách gì can thiệp được. Chứ ngày xưa, hương hoa lài thơm lắm, thơm đến nao lòng, chính mùi hương này đã để lại dấu ấn trong khách tới ăn chè.
       Món thạch, chè đậu xanh từ lúc mới mở tới bây giờ vẫn y nguyên hương vị. Nếu muốn ăn kiểu xưa, khách đến quán có thể gọi thạch rưới nước đường ướp hoa lài, hoặc thạch cộng với đậu xanh cũng rưới nước đường ướp hoa lài. Sau khi Hiển Khánh xuất hiện khoảng 10 năm thì Sài Gòn mới có thêm những quán khác bán món thạch chè giống như vậy.
       Những món bánh nhỏ xinh cũng lưu luyến thực khách qua bao năm nay. Là bánh lá gai, bánh phu thê, bánh đậu xanh… cùng những vần thơ không phai nhòa theo năm tháng được treo hai bên tường:
Bánh lá gai
Da đen có tấm lòng vàng
Dùng làm đám cưới biếu làng ngày xưa
Dù ai đi sớm về trưa
Ghé vào Hiển Khánh mà mua bánh này
Bánh này ý nghĩa hay hay
Trông thời đen mướt không thay lòng vàng
Bánh phu thê
Bánh ăn nên vợ nên chồng
Ăn vào con cháu Lạc Hồng mến nhau
Từ Nam Quan đến Cà Mau
Yêu nhau ta nhớ dặn nhau nên dùng
Tứ thân phụ mẫu kính chung
Mối tình khắn khít khắp vùng đều khen
 
 Chè, thơ và nơi lưu giữ ký ức 4
Nhãn nhục trong chè thạch nhãn là loại ngon nhất từ Hưng Yên
      Thơ chè hoa quyện cùng nhau, chắc là chỉ có ở thạch chè Hiển Khánh. Có giai thoại kể lại rằng, khách của quán còn có thêm nhiều học sinh của trường Gia Long và Petrus Ký (trường Minh Khai và Lê Hồng Phong bây giờ) đến ăn chè, học sinh nào đối được câu đối chủ quán sáng tác treo trên tường thì được tặng bánh, tặng chè.
      Chị Minh được má giao cửa hàng từ 20 năm nay, sau khi tiếp nhận quán, chị sáng tạo ra thêm nhiều món chè mới được khách rất ưa chuộng như thạch sen nhãn, sâm bổ lượng, thạch thốt nốt, tổng cộng khoảng 20 món chè…Điều tôi khâm phục nhất là quán vẫn giữ được phong cách dùng hoa lài tươi thả vào nước đường để tạo hương cho món chè chứ không dùng hương liệu. Chị Minh kể, mỗi tháng, chị mua khoảng 1 triệu tiền hoa lài. Khi cơn lốc trà trân châu, chè Thái Lan tràn về Sài Gòn, quán có vắng hơn, doanh thu có thấp đi nhưng nhìn chung, lượng khách quen tới quán vẫn ổn định vì họ ưa hương vị tự nhiên hơn là hương liệu, ưa vị đường không quá ngọt của chè ở đây.
       Bí quyết những món chè ngon và quà vặt ngon ở quán còn nằm ở khâu chọn nguyên liệu. Nhãn nhục dùng nấu chè được chị Minh chọn loại ngon nhất từ Hưng Yên, đậu xanh chọn loại đắt tiền nhất, hạt sen và củ sen mua ở Đồng Tháp, hạt thốt nốt dùng loại của Thái Lan. Món bánh gai đặt người Bắc ở vùng Hố Nai Biên Hòa làm theo tiêu chuẩn chị Minh đặt ra, bánh xu xuê (phu thê), bánh đậu xanh nướng đặt người Huế làm.
 
      Tôi kêu một ly chè thạch chan nước đường ướp hoa lài, như cách đây 54 năm. Thạch giòn giòn, nước đường nấu khéo thơm mát, thoảng mùi hoa lài. Lấy một bông hoa lài ngậm ở đầu môi, tôi thấy một mùi thơm thật quyến rũ, như đưa mình trở về những ngày xưa cũ... Cây hoa lài nằm đâu đó ở một góc vườn thơ, không phô trương mà lặng thầm tỏa hương thơm ngát cả đêm.
Giang Hương
 
 
 
 
 
 
 
 


Giải khát Sài Gòn xưa.

( Đây là tài liệu của anh bạn Đông Thái Xuân gởi ,H.A xin phép được đưa lên cho mọi người cùng xem,anh ĐTX nhé.cám ơn anh.)


 
         Giải khát Sài Gòn xưa 

Bạn đã bao giờ mường tượng ra 50, 70 năm trước người Sài Gòn giải khát thế nào chưa? Các hình ảnh sinh động được tái hiện dưới những góc nhìn khác nhau sẽ giúp bạn khám phá thêm nhiều điều thú vị về ẩm thực Sài Gòn xưa.

      Từ một con phố nhỏ với những mái nhà tranh lụp xụp vào thế kỷ 18, thật khó có thể hình dung Sài Gòn lại trỗi dậy và trở thành "Hòn ngọc Viễn Đông" vào giữa thế kỷ 20. 
Bạn đã bao giờ mường tượng ra 50, 70 năm trước người Sài Gòn giải khát thế nào chưa? Qua những khung ảnh sinh động, cùng khám phá thêm nhiều điều thú vị về ẩm thực Sài Gòn xưa nhé.
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 1
Những xe bán nước dạo trên đường phố Sài Gòn những năm 40
 
 Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 2
Nụ cười hồn nhiên của cô bé bán nước bên bờ kênh
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 3
Nước ngọt Con Cọp lừng danh một thời
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 5
Nhãn bia La De Trái thơm từng rất được yêu thích. Gọi là "La De Trái thơm" vì  trên nhãn là
hình đầu con cọp vàng ở giữa - hai bên có tràng hoa houblon (là loại hoa tạo nên vị
nhẫn đắng của bia). Vì tràng hoa có hình như trái thơm nên gọi là Le De Trái thơm luôn.
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 7
Nhãn bia 33, là tiền thân của bia 333 ngày nay
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 4
Nước ngọt Con Cọp, bia 33 hay bia La De (Larue) đều là sản phẩm của công ty BGI
(viết tắt của Brasseries Glacières d’Indochine)
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 9
Một đại lý bia và nước ngọt các loại vào những năm 60. Chữ "Lave Larue" ở góc trái cũng là lý do vì sao
bia Larue hay được gọi là bia "La De"
 
Sai_Gon_xua_Giai_khat_10_61 10
Năm 1960, hãng nước ngọt CoCa Cola chính thức có mặt ở Việt Nam
 
Sai_Gon_xua_Giai_khat_10_61 11
Cậu bé bán nước lấy khay nước ngọt làm ghế ngồi
 
Sai_Gon_xua_Giai_khat_10_61 12
Nước cam không ga Bireley's cũng từng rất được yêu chuộng, đặc biệt là phái nữ
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 7
Nước mía rất được yêu thích tại Sài Gòn
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 8
Một xe nước mía với cách ép mía bằng tay truyền thống
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 13
Xe chè của người Hoa bên góc đường. Trên xe có rất nhiều các họa tiết truyền thần
như thường thấy ở các xe mì, hủ tiếu
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 18
Xe đẩy bán rau má, nước ngọt. Có thể thấy người bán đang chặt đá, kế bên là thanh gỗ để làm đá bào
(dành cho món xi rô đá bào mà học sinh rất yêu thích)
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 18
Một xe sinh tố trên đường Nguyễn Cư Trinh (quận 01)
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 19
Quầy nước với những bịch nước ngọt được để sẵn trong bao nylon
(thường là loại không có ga)
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 20
Một xe đẩy bán nước bên cạnh một quầy cà phê nhỏ trên vỉa hè Sài Gòn
Đặng Vũ (tổng hợp)
 
 

Chè, thơ và nơi lưu giữ ký ức

 Chè, thơ và nơi lưu giữ ký ức 1
Linh hồn của thạch chè Hiển Khánh là nước đường cát có thả hoa lài
       Có lẽ tên gọi "thạch chè Hiển Khánh" cũng thân thuộc với nhiều người như tên gọi của chợ Bàn Cờ vậy. Tiệm chè ra đời vào năm 1959 bởi hai đồng sở hữu là bà Trần Nghệ và ông Nguyễn Quý Quyền. Về sau, hai người giao tiệm lại cho chị Nguyễn Thị Nguyệt Minh (con ông Quyền) tiếp quản. Tên quán “Hiển Khánh” cũng là tên của một ngôi làng ở Hải Dương, quê của bà Trần Nghệ.
     Ban đầu, tiệm chè Hiển Khánh mở ở Đa Kao, gần rạp Cầu Bông nhưng quá chật nên ông Quyền mở thêm một tiệm nữa ở đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) từ năm 1965 và duy trì đến bây giờ cho đến ngày nay. Tiệm Hiển Khánh ở Đa Kao thì không còn nữa.
“Tôi chứng kiến có những ông bố dẫn con mình đến ăn chè và nói với con ngày xưa ba má mới quen nhau thường ngồi ở đâu, rất thú vị. Tôi hiểu rằng, quán chè còn là nơi lưu giữ những kỷ niệm học sinh rất khó phai mờ, vì vậy, quán của tôi cố gắng giữ nguyên những hình ảnh câu thơ,

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

lời tình chưa tỏ



trên Facebook người ta thi "lời tỏ tình đầu tiên", làm mình nhớ lại lời tình chưa tỏ của mình. tủi phận...


còn mái tóc này

dành cho em
vẫn xanh đen
chưa một lần chải gọn
nghe thân thương chiều đón gió mơn man

còn đôi mắt này. dành cho em

vẫn đục mờ
soi thẳng mặt đời. đêm đen rạng rỡ

còn đám râu này dành cho em

vẫn tua tủa
điểm vài sợi trắng vàng
ngạo nghễ ngước tường giam bằng núi

còn đôi tay này dành cho em

vẫn thẳng
dang rộng về phía trước
thấy mùa xuân trãi khắp quê hương

còn trái tim này dành cho em

rừng rực lửa
máu vẫn qua tim về khắp chốn
nghe sôi trào khát vọng giữa đêm đen

còn đôi chân này. dành cho em

què hơn xưa
vì xa đường dài
nghe nhức nhối hằng đêm thôi thúc

còn nụ hôn này

dành cho em
chưa lần dành cho ai
để ánh mắt em gục ngang bờ Đông hải

Thanh Hóa 1981