Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

đám cưới Hữu Nhân, con anh Vàng




























































đám cưới Hồng Phú, con anh Trinh


đám cưới con anh Trinh ở Long Sơn (Bà Trao). Xong, lên quán anh Hùng Đen ở Ông Trịnh chờ xe đưa về Thủ Đức ăn tiếp đám cưới con anh Vàng.





































Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Hình họp lớp tháng 11.2014 (vợ chồng Ái Liên về)

Hello Hoàng,
Liên trở về Mỹ hôm chủ nhật 30/11 tuy có hơi mệt nhưng cảm thấy rất vui và thoả mãn với chuyến về thăm quê lần này. Kèm theo đây là một số hình ảnh do anh Vinh của Liên chụp hôm họp lớp, Liên gửi Hoàng xem và nhờ chuyển đến các bạn vì Liên không biết email của mọi người. Cám ơn tất cả các bạn đã bỏ thời giờ đến họp mặt để Liên có dịp nhìn lại những khuôn mặt thân thương của bạn bè sau gần 40 năm xa cách. Gặp lại các bạn Liên thấy vui lắm và có cảm giác như mình đang sống lại những ngày tháng cắp sách đến trường, khoảng thời gian thơ mộng và đẹp nhất trong đời đối với Liên. Cám ơn các bạn đã cho Liên một buổi họp mặt thật vui, thật thân tình Liên đã có thêm một kỷ niệm đẹp bỏ vào hành trang để Liên mang theo cho đến hết cuộc đời này. Mong rằng mình sẽ còn có thêm nhiều lần họp mặt nữa và sẽ hội tụ đầy đủ hết tất cả các bạn lớp 9P của mình để cùng nhau ôn lại những kỷ niệm thân thương của tuổi học trò mà dường như càng lớn tuổi thì mình lại càng trân quý những ngày tháng đó hơn.
Mến chúc Hoàng cùng gia đình luôn được an khang và hạnh phúc.
Ái Liên

































Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Thầy Độ.


Năm nay, dù không dự liên hoan ngày 20 tháng 11 của khối 68-75, tui cũng mong được nhìn thấy hình ảnh của ông thầy thân yêu bên quý thầy cô và quý bạn hữu trên mạng. Nhưng qua cuộc điện thoại với Ái Nhân sáng hôm sau,tui cảm thấy lòng chùng xuống khi biết thầy không về dự. Và lòng nặng hơn khi Ái Nhân cho biết thầy yếu lắm, trí thầy hơi lãng. Người thầy mà tui trông mong được nhìn hình là Thầy Độ. Vài tháng trước đây nhìn thấy hình Thầy ngồi xe lăn và một cô học trò xưa đút ăn ở buổi họp mặt Cựu học sinh THVT mà lòng đầy cảm xúc.

Nhớ hồi xưa trong lớp học, đứa bạn nào đó phía sau tui bất chợt nói một câu gì hơi lớn tiếng trong lúc thầy giảng bài. Thầy nhìn xuống tức giận, tưởng tui, thầy đuổi tui ra ngoài: "sorti dehor!" (viết vậy là sai vì chữ thầy đã trả cho thầy rồi, bạn nào có ức lòng thì làm ơn sửa giùm). Tui lẳng lặng bước ra đứng ở ngoài cửa lớp, cả buổi Thầy mới cho trở vô.

Rồi thời cuộc đất nước đổi thay. Tui gặp Thầy trong cái gọi là trường trại với bốn bề kẽm gai giăng, trên một ngọn đồi có cái tên rất đẹp là đồi Phượng Vỹ. Mỗi buổi tối sau ngày lao động nhọc mệt, tui xuống chỗ lán trại của thầy, cùng với Thầy và bác Thanh ngồi trên tấm trải dưới đất bên hông lán, trò chuyện trong bóng tối hoặc dưới ánh trăng. Mỗi người một tâm trạng, nhưng chung một mẫu số là sự lo lắng cho bản thân và sự lo lắng cho gia đình bên ngoài.

Thầy gởi gấm tui cho bác sĩ Nguyễn Duy Đương, nhờ bác sĩ chăm sóc thuốc men giùm vì thấy thể trạng tui ốm yếu. Thế là cứ mỗi lần tui khai bệnh thì được bác sĩ Đương cho nghĩ lao động, bên cạnh sự bực bội và soát xét của bác sĩ Mã Thạnh Truy Phong. (Sau này khi cùng nhau bị đẩy ra Nam Hà, tui ngồi chép tài liệu Đông Tây Y Khí Hóa Học cho bác sĩ Phong từ lời xuất khẩu của Thầy tui, Hội trưởng Hội Dịch lý Việt Nam).

Ở đồi Phượng Vỹ một thời gian, tui chia tay Thầy với Bác Thanh để lần lượt cùng nhau ra Bắc. Tui không nhớ Thầy và Bác đi trước tui hay tui đi trước. Chỉ lục lại mấy dòng ghi chép thì thấy đề tui ra Nam Hà tháng 4.1977. Còn anh Hoàng trên Sóng Biển Hải ngoại 2014 thì ghi anh Hoàng và Thầy đi tháng 12.1976, không thấy nhắc Bác Thanh. Không biết cái dòng ghi của tui có chính xác không.

Từ độ chia tay này cho đến khi tui ra tù năm 82, tui mới nhận được tin tức về Thầy, một cách lặn hụp. Lúc thì nói rằng thầy ở bên Pháp, lúc lại nói thầy đang làm chuyên gia gì đó ở Việt Nam. Nhưng đặc biệt tui nhớ một lần tui đang đi trên đường Điện Biên Phủ, tui chợt thấy Thầy đi bên kia đường, tay xách cặp, bước rảo nhanh, với vẻ mặt đăm chiêu. Tui không thể giở giọng lớn để gọi Thầy, cũng không thể rảo bước chạy theo bởi chân tui lúc đó còn yếu. Yếu hơn nữa là mặc cảm của một thằng người không nên cơm cháo khiến tui không muốn đối diện với Thầy.

Tui cũng nghe ai đó nói rằng Thầy có nhắc đến tui, với cái tên Hai Dân rành rọt. Xúc động thay nhân duyên thầy trò tồn tại hơn nữa đời người mà niềm hạnh ngộ thật là thưa thớt. Trong bữa liên hoan vừa rồi tui cũng thấy vắng bóng người cô thân mến nữa, là cô Gioãn Thị Minh Hải. Mong rằng thầy Độ, cô Hải.. và quý Thầy Cô dù có bị thời gian thấm dần vào sức khỏe, thì niềm an vui vẫn hiển ngự nơi mỗi nhân thân yêu quý.

Cầu mong mọi sự an nhiên ở mỗi chúng ta.




Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

ngày lễ tạ ơn Thầy.

Sắp đến ngày nhớ công ơn thầy cô 20/11. Không biết phải làm gì và như thế nào mới nói lên được lòng tôn kính và biết ơn các vị thầy cô đã dạy dỗ chúng em ,nhờ vậy mà chúng em đã mới có được một cuộc sống đàng hoàng giữa một xã hội nhiểu nhương vàng thao lẫn lộn, sau bao thăng trầm nhưng đến ngày hôm nay chúng em vẫn tự hào là một người con của đất Vũng Tàu,là học sinh của quý thầy cô được giáo dục đầy đủ về mọi mặt nhân ,lễ ,nghĩa ,trí ,tín ,sống một cuộc sống trong sạch,ngay thẳng,lương thiện,mạnh dạn ngẩng cao đầu khi đối diện với xã hội hiện tại và bây giờ không một chút hổ thẹn với chính bản thân và mọi người, thật là hạnh phúc là vẫn còn được sự quan tâm,thương mến của các thầy cô như ngày nào còn mài mòn đũng quần trên ghế nhà trường. Lòng tôn kính, quý mến thầy cô luôn đọng trong lòng chúng em bằng ký ức về những hình ảnh, những mẫu chuyện xưa ,nhắc nhớ lại về cuộc đời của thầy lẫn trò, trộn lẫn những niềm vui, nỗi buồn tạo nên những kỷ niệm quý giá của cả một đời người.
Để nhắc nhớ lại "chuyện xưa tích cũ " em xin mạn phép các bạn kể lại vài mẫu chuyện về các vị thầy cô kính mến và mong các bạn phụ trợ thêm giúp cho gia tài ký ức của lớp mình thêm phần phong phú.
Khi mới đặt chân vào ngôi trường Trung Học Vũng Tàu thân yêu ,giờ học đầu tiên là môn Pháp Văn, thầy phụ trách là giáo sư tên Phước ,người ốm cao đẹp trai và rất phong độ có biệt danh là thầy Phước cao bồi. Sau khi điểm danh và giới thệu về mình xong thì bắt đầu tiết học đầu tiên, thầy lấy phấn và viết một lèo nguyên một bài học thuộc lòng
   Recitacion
Le petit garcon et son chat
.....
......
Sau đó thầy bảo chép vào vở về học thuộc lòng lần tới trả bài,háo hức là mình được học tiếng Pháp và ngở là sẽ được dạy từ mẫu tự rồi đánh vần như ngày xưa tiểu học học tiếng Việt vậy chứ đâu có ngờ là bị dập nguyên một bài học thuộc lòng dài thoòng,báo hại tối hôm đó phải nhờ bố mình ngồi đọc từng câu từng chử,không những con học mà bố cũng phải học theo con luôn,không bao giờ quên được Thầy Phước cao bồi và bài học thuộc lòng cậu bé và con mèo của cậu.

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Phần tiếp theo bài "Quý vị Thầy Cô của Tôi" của Thầy Lâm Khương Nhàn.




*PHẦN QUÀ THÊM CHO KHÚC NGHÊU NGAO

Dẫn________________________________________________________________

       Thầy Phan văn Dật là vị thầy dạy môn văn chương cho tôi ở Viện Hán Học Huế.
Nhiều người biết Thầy Phan Văn Dật là một nhà thơ, nhà văn thời tiền chiến. Thầy có tên trong cuốn “Thi Nhân Việt Nam 1932-1941” của Hoài Thanh- Hoài Chân, được giới thiệu có đoạn như sau:…“ Viết Văn từ 1924 đến năm 1927 có đăng trong các báo Nam Phong, Thần Kinh, Rạng Đông (ký Tiêu Lang, Thường Nga Phố)…"
Thầy không những nhà thơ, nhà văn mà còn là một học giả, một nhà giáo chân chính. Thầy đã giảng dạy, đào tạo cho nhiều thế hệ học sinh, sinh viên tại nhiều trường nổi tiếng ở Huế như Đồng Khánh, Cao Đẳng Mỹ Thuật, Viện Hán Học, Đại Học Văn Khoa Huế trong những năm trước 1975.
Thầy sinh năm 1909. Năm 1987 Thầy mất tại quê nhà (cố đô Huế). Vào thời điểm ấy cả nước còn vô vàn khó khăn, thông tin liện lạc mù tịt, học trò cũ của Thầy ở Huế có tham dự đầy đủ, còn anh em cựu sinh viên Viện Hán Học gốc miền Nam chúng tôi nào hề hay biết…đành lỗi đạo với Thầy…kính mong Thầy lượng thứ!
   Hôm nay, nhân cận kề ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, con xin chép lại bài văn điếu của huynh trưởng Vương Hữu Lễ (Khóa 1)…tiếp truyền cho hậu duệ ‘khúc-nghêu-ngao”…vì rằng, trò-nầy ‘quan tâm” lắm lắm lối văn chương cỗ-thi nầy…gọi là tưởng nhớ đến bậc tiên sư vậy.

Lời dặn riêng đến 2 Dân:…đây không phải là bài văn mẫu, tôi cũng không ủy thác cho trò làm đại diện để “thăm tiễn”…và đọc… quý Thầy Cô giáo đâu nhé.

                                                                                                          LK Nhàn, cựu giáo chức THVT





Cẩn Điếu Phan Ân Sư
Viễn phương văn tinh hối.
Cố đô đại thụ tàn…
Ân sư đà khuất núi! Ân sư đà khuất núi!
Tin buồn đột ngột, thân sơ: lệ những sụt sùi,
Đồ đệ đội ân, trưởng thứ: lòng đau như cắt.
Nhớ Thầy xưa,
Lập thành học viện, công sức cao dày.
Nào soạn thảo chương trình, nào mời ban giảng huấn.
Nào đăng đàn thuyết giáo, nào chỉnh lý môn quy…
Khí tiết cương trực, ai cũng nể vì.
Tâm đức bao dung, thảy đều yêu kính.
Thơ: vang vọng kinh kỳ, phương danh nức tiếng nơi hàn mặc.
Sách: rộng xem vạn quyển, thư viện nào hơn cửa tôn sư!
Khi tráng kiện, kiến văn kim cổ truyền thụ không bao giờ cạn.
Tuổi già suy, trí giả xa gần thỉnh vấn chẳng một phút ngơi.
Chức tước đâu để mắt.
Phú quý ngại phiền tâm.
Phúc thay! Niên kỷ dù trọng, trí tuệ vẫn tinh anh, mấy hôm vui Tết, cháu con còn được ban lời kim huấn.
Buồn sao! Trần gian đã vãn, tám mươi dư trường thọ, thanh thản quy tiên, đồ đệ thôi đành chịu nỗi bi ai.
Ôi !
“Những ngày vàng lụa”
Như áng mây xa, mờ…
“Bâng khuâng” không gợn nữa,
Hoàng hạc về lầu mơ!
Chúng con nay:
Ân sư đà khuất bóng,
Cúi đầu dạ ngẩn ngơ.
Hương hoa thành kính dâng Thầy cũ,
Tâm nguyện hồn thiêng an giấc thơ!

                                            Năm Đinh Mão, tiết Nguyên Tiêu
TM. Cựu môn đồ Viện Hán Học -Vương Hữu Lễ bái bút.


*ẢNH TƯ LIỆU LIÊN QUAN
                                              Các cơ ngơi Viện Hán Học Huế
           

      *06-Di Luân Đường Huế(cơ ngơi đầu tiên, K1+K2 khai giảng và học tập tại nơi nầy)

           


                           *07-Cơ ngơi 01-Lễ khai giảng khóa 2 tại Di Luân Đường 1960.
               



              *08-Cơ ngơi 2-- Khóa 3 khai giảng và học tập tại Nội vụ phủ nầy…1961




                 *09-Cơ ngơi 03-Từ khóa 4 (1962) đến ngày giải tán(1965)…Viện Hán Học Huế tại cơ ngơi nầy( bên bờ sông An Cựu, cạnh chợ Bến Ngự)

                                                                                                        Lâm Khương Nhàn VT 31-10-2014.

*(trích một phần trong bút ký …HUẾ...LÀ DUYÊN...Lai-Kinh-du-học-ký của LK Nhàn, bài viết hưởng ứng kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Viện Hán Học Huế)
                                   
 * Mời vào xem toàn bài văn …tại blog lưu trử của LK Nhàn:  http://motthoi.blogtiengviet.net/2014/09/28/bai_3_hu_la_duyen


Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014