Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Vui thôi mà.



Mới đây, đọc trên blog của nhà phê bình Vương Trí Nhàn ở trong nước, tôi bắt gặp một đoạn nhan đề “Gợi ý từ một nhà kinh tế” với một số nhận xét bất ngờ và thú vị.

Đoạn viết khá ngắn, tôi xin phép được chép nguyên văn:

“Ông Đặng Phong, một nhà lịch sử kinh tế qua đời. Tôi biết ông nhân một lần đọc cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 do ông chủ biên, thấy có nhắc thoáng qua một điều gần như ai cũng nghĩ nhưng ít ai viết: trước 1975, kinh tế miền Nam đã ở trình độ cao hơn kinh tế miền Bắc. Tự ngẫm nghĩ, thì thấy đúng thế, không thể khác được, không thể nói ngược như chúng tôi vẫn nói, hoặc lảng tránh cho là cấm kỵ, và lấy những chuyện khác nói át đi.

Nhìn rộng ra thấy không chỉ kinh tế tốt hơn mà giáo dục miền Nam lúc đó cũng hơn; không chỉ đường xá tốt, mà tư cách cá nhân của con người trong đó nói chung cũng trưởng thành hơn con người miền Bắc, trình độ hiểu biết và tuân thủ luật pháp tốt, giữa người với người có mối quan hệ tử tế, thanh thiếu niên lúc đó ham học và biết học hơn. Như vậy dễ dàng công nhận là trình độ sống của bà con trong ấy cao, nhất là dân thành phố. Dấn thêm một bước, trong đầu tôi thấy vụt lên cái ý, liệu có thể nói rằng, xét trên phương diện hiện đại hóa, là con đường tất yếu mà xã hội phải trải qua, nhân dân miền Nam đã đi xa hơn, đạt tới tầm mức văn hóa cao hơn? Như vậy bản thân khái niệm văn hóa mà lâu nay tôi vẫn hiểu cũng phải được xem xét lại chăng?

Tôi sẽ tự phản bác lại nhiều lần trước khi đi đến kết luận … Nhưng càng đọc Đặng Phong ý tưởng trên càng không rời khỏi tôi.”

Đúng như Vương Trí Nhàn nói, điều Đặng Phong và ông nhận xét “gần như ai cũng nghĩ nhưng ít ai viết”. Bản thân tôi đã nghe một nhận xét như thế từ một bậc tài hoa nhưng nổi tiếng bảo thủ ở miền Bắc: nhà phê bình Hoài Thanh.

Sau năm 1975, Hoài Thanh và bà vợ dọn vào Sài Gòn ở. Có hai hay ba lần gì đó, đâu khoảng 1980, một người thầy cũ thường rủ tôi đến thăm ông. Câu chuyện thường lan man từ văn học đến xã hội. Một lần, Hoài Thanh chép miệng nói, đại khái:

“Bản chất của chế độ nguỵ là xấu vậy mà không hiểu sao nó lại đào tạo con người giỏi thế. Ai cũng lịch sự. Cứ mở miệng ra là cám ơn với xin lỗi rối rít. Ngồi ở trong nhà, có ai đi ngoài đường chõ miệng hỏi cái gì mà mình trả lời xong, cắp đít đi thẳng, không thèm cám ơn một tiếng, thì không cần nhìn, mình cũng biết ngay đó là dân ngoài Bắc vào.”

Đặng Phong so sánh về kinh tế, Hoài Thanh nói về văn hóa ứng xử, còn Vương Trí Nhàn bàn về văn hóa nói chung. Người ta có thể thắc mắc: Vậy, ở những lãnh vực khác thì sao? Như văn học, mỹ thuật hay âm nhạc, chẳng hạn? Có gì khác giữa miền Nam và miền Bắc cũng như giữa miền Nam trước đây và cả nước bây giờ?

Trong một bài phỏng vấn do Thụy Khuê thực hiện, in trên tạp chí Hợp Lưu số 103 ra vào tháng 1 và 2, 2009, sau đăng lại trên trang Viet-studies của Trần Hữu Dũng, cũng chính Vương Trí Nhàn đã nêu lên một nhận xét sơ khởi. Theo ông, so với văn học miền Bắc, văn học miền Nam thể hiện “rõ hơn” và “đầy đủ hơn” những “đau khổ của con người” và những “tình thế bi thương, đau đớn, cả sự bơ vơ, bất lực, trong đời sống”.

Khác với văn học miền Bắc, văn học miền Nam, một mặt, tiếp nối được truyền thống cách tân trong văn học tiền chiến; mặt khác, tiếp cận được với văn học thế giới, “sử dụng các quan niệm các phương thức của văn hóa phương Tây để diễn tả đời sống con người hiện đại”. Văn học miền Nam cũng có những yếu tố hiện thực và nhân đạo mà văn học miền Bắc không có.

Tất cả những nhận xét nêu trên, về kinh tế, văn hóa hay văn học đều khá sơ lược. Một sự so sánh công bằng và chính xác cần nhiều nỗ lực hơn nữa. Vần cần xuất phát từ một tầm nhìn cao hơn nữa. Tiếc, những nỗ lực và tầm nhìn ấy, cho đến nay, vẫn còn tiềm ẩn đâu đó. Trên sách vở cũng như trong học đường, văn học và văn hóa miền Nam vẫn còn để trống, không ai nhắc đến, hoặc nếu nhắc, cũng nhắc với sự xuyên tạc và mạ lị như trong thời kỳ còn chiến tranh.

Cũng xin nói luôn, trích lại đoạn văn của Vương Trí Nhàn cũng như kể lại lời nhận xét của Hoài Thanh, tôi không hề muốn khoét sâu vào óc kỳ thị địa phương vốn đầu độc mối quan hệ giữa những người cùng một nước.

Thứ nhất, sự kỳ thị và chia rẽ vùng miền ở Việt Nam đã quá trầm trọng; chúng ta không cần và cũng không nên làm trầm trọng thêm nữa. Nó không có ích gì cả. Ở một thời đại toàn cầu hoá như hiện nay, khi mọi người đang tìm cách xoá mờ dần ranh giới và những khoảng cách giữa các quốc gia cũng như giữa các nền văn hoá, luôn luôn đề cao sự khoan dung và cởi mở, cổ xuý cho cách nhìn liên văn hoá (intercultural) và xuyên văn hoá (cross-cultural) mà người Việt mình cứ lại nhấp nhổm với chuyện Nam/Trung/Bắc thì không những vô duyên mà còn nguy hiểm, không những lạc hậu mà còn phản tiến hoá.

Thứ hai, không nên quên, liên quan đến con người, bất cứ sự khái quát hoá vội vã nào cũng đều bất cập và rất dễ sai lầm: ở miền Nam, không hiếm người thô bạo, thậm chí, thô bỉ, ngược lại, ở miền Bắc, không hiếm người cực kỳ nhã nhặn và lịch sự, rất “hiện đại” và ở tầm văn hoá cao.

Thứ ba, cũng không nên quên, trước đây, ít nhất là trước năm 1954, ở miền Bắc, đặc biệt, ở Hà Nội, người dân nổi tiếng là thanh lịch. Sau này, gặp lại một số người Hà Nội thuộc thế hệ cũ, tôi vẫn bắt gặp cái dáng vẻ thanh lịch truyền thống ấy. Ngôn ngữ họ thanh lịch. Tác phong họ thanh lịch. Cách hành xử của họ cũng thanh lịch. Nét thanh lịch ấy không còn thấy ở các thế hệ trẻ hơn.

Cho nên, những khác biệt giữa hai miền, Nam và Bắc, không nằm ở con người. Cũng không nằm ở truyền thống, nơi ưu thế rõ ràng là nghiêng hẳn về phía miền Bắc. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở chế độ. Liên quan đến chế độ, ở khía cạnh chúng ta đang bàn, yếu tố quan trọng nhất là văn hoá, trong đó nổi bật nhất là văn hóa chính trị, tức những cách diễn dịch cũng như những quy phạm và quy ước mà mọi người cùng chia sẻ về quyền lực và trách nhiệm. Những quy ước và những quy phạm ấy không phải tự nhiên mà có. Chúng là những gì người ta thụ đắc trong môi trường giáo dục, từ gia đình đến học đường và xã hội. Trong việc thụ đắc ấy, vai trò của chế độ đóng vai chủ đạo: Chính chế độ, cụ thể là nhà nước, quyết định về chương trình giáo dục cũng như nội dung của truyền thông đại chúng, qua đó, hình thành những mẫu người mà họ cần và muốn.

Trong suốt hơn nửa thế kỷ, lúc nào nhà cầm quyền cũng tuyên dương hình tượng con người mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng nhìn lại, chúng ta chỉ thấy có một điểm trong mẫu hình con người mới ấy thành hiện thực và được phổ biến: tính thiếu thật thà.

Nghiên cứu về văn học cũng như văn hóa miền Nam trong tương quan so sánh với miền Bắc hay cả nước hiện nay không phải nhằm phục hồi chế độ miền Nam vốn đã thuộc về quá khứ xa lắc và cũng không nhằm gây chia rẽ vùng miền. Mà, theo tôi, chỉ nhằm hai mục đích chính: thứ nhất, công bằng với lịch sử; và thứ hai, để nhận diện đầy đủ hơn những thất bại trong chính sách văn học và văn hóa hiện nay, từ đó, tìm cách khắc phục.

Cứ quay lưng lại với thực tế và cứ ra rả với những khẩu hiệu láo khoét rỗng tuếch về những thành tựu đầy ảo tưởng, chúng ta chỉ kéo dài sự thất bại mà thôi. Chả hay ho gì!

(nguyễn gì đó)



Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

chuyến đi chơi ra bè cá bớp của gia đình anh Minh



Chuyến đi gồm có Mỹ Hạnh, Lượm, Thẳng, Hồng Anh, Đặng Liên, Thu Cúc, Thuận, Chiêu Giang, Khánh (con thầy Hãn), Minh (USA), Phi Hùng, Thắng, Thế Hùng.

Vui và cảm xúc về tình bạn thuở học sinh cho đến bây giờ. Những kẻ phải chọn đất khách xa xôi làm quê hương thứ hai, và cái bọn ngậm ngùi lưu lại trên đất mẹ mến yêu - vẫn yêu mến coi nhau như ngày nào. Và hình như còn gắn bó nhau hơn.










Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

mùng 3 tết ất mùi



ở nhà anh Trinh













quán cà phê Long Sơn
















quán bò nướng







Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

hơn 40 năm gặp lại huynh trưởng Long - Kha trưởng Kha Nghinh Phong, Đạo trưởng Đạo Trùng Dương.


















Những bức hình anh Lương Hữu Phước chụp:







Bức hình anh Long lưu giữ: kỹ niệm trại ở đồi Hồng Lĩnh, Chí Linh. Anh Phước chụp lại.



Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

9p tất niên, lác đác vài tay gom cái bận rộn lại







































Bút ký của thầy Lâm Khương Nhàn dịp Họp bạn đồng môn kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Viện Hán học Huế. (phần phụ lục)



CHƯƠNG II

HUẾ  THU XƯA


…Huế là duyên / Lai Kinh du học ký ( Ngày thành lập Viện Hán Học Huế :1959 / Ngày LK Nhàn nhập học Khóa 4 năm 1962 / Ngày Viện Hán Học bị giải thể và LK Nhàn tạm biệt cố đô Huế : 1965 ).

Ảnh (1) – bìa quyển đặc san  55-NĂM-NHỚ-LẠI
                  


                                  H.18 * ảnh bìa đặc san 55-NĂM-NHỚ-LẠI….


     Giới thiệu nội dung tóm lược bài viếtHUẾ,LÀ DUYÊN/ LAI KINH DU HỌC KÝ của LK Nhàn tham gia trong quyển đặc san .

HUẾ,…LÀ DUYÊN…
(LAI KINH DU HỌC KÝ)

PHẦN IPhùng vận hội, LK Nhàn tạm biệt quê hương Nam bộ, lai kinh du học

Tôi  gắn bó với Huế bằng nhiều thứ duyên lắm :……………………………………,..  tiếp nối kéo lùi thời gian và dần xa con đường thiên lý. ( tr1>tr3 )

PHẦN IIĐường về miền Trung và người bạn Huế đầu tiên: Hoàng Trọng Dũng

Một cách thật tự nhiên, DUYÊN HUẾ ………………………………………………. trùng phùng với một người con gái Huế cũng đang đợi chờ…( tr3> tr6 )

PHẦN III - Cái phút ban đầu, Huế thân quen từ cảnh và tình người thôn vườn làng Nguyệt Biều.

Huế của tôi rồi cũng đến…………………………………………………………………. Tôi bùi ngùi cảm xúc …( tr6 > tr9 )

PHẦN IV – Huế, nhớ nhung một thuở.

Dũng  định đưa tôi đi chơi khắp làng, …………………………………………………..
sau ngày Viện Hán Học bị giải tán 1965 ...( tr9 > tr16 )

PHẦN VSông Hương, Bến Ngự, Đại học xá Nam Giao, bạn Bùi Hiếu Nghĩa và quý đồng môn Nam Bộ

Vào những năm đầu thập niên 70, …………………………………………………….
thưởng em cây kẹo đi…LK Nhàn).    (tr 20 > tr 25 )

PHẦN VI – Viện Hán Học và quý vị ân sư của tôi.

Góc trái chân cầu Bến Ngự, ……………………………………………………………. rực hồng sắc hoa mỗi kỳ hè đến..     ( tr20 > tr 25 )       

PHẦN VII – Viện Hán Học…cho tôi một đời Thầy-giáo-hạnh-phúc.
Đọc lại tư liệu về thành ……………………………………………………………………
sẽ thấy được hạnh phúc như Cha thôi.  ( tr25 > tr 29 )

                                            Vũng Tàu, ngày 23 tháng 9 năm 2014.
                                Lâm Khương Nhàn, cựu SV K4 Viện Hán Học Huế

*( bài viết gửi đặc san 55-NĂM-NHỚ-LẠI, hưởng ứng kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Viện Hán Học Huế)

Giới thiệu toàn văn nội dung bài

HUẾ LÀ DUYÊN/LAI KINH DU HỌC KÝ  tại trang blog lưu trử của LKNhàn http://motthoi.blogtiengviet.net/2014/09/28/bai_3_hu_la_duyen 

                                  
    Vũng Tàu, ngày  05 tháng 02 năm 2015. LK Nhàn