"điệu ca ngâm giờ thành khúc nghêu ngao, lần chia tay trong nhung nhớ hôm nào..."...
Tổng số lượt xem trang
Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014
Thầy Độ.
Năm nay, dù không dự liên hoan ngày 20 tháng 11 của khối 68-75, tui cũng mong được nhìn thấy hình ảnh của ông thầy thân yêu bên quý thầy cô và quý bạn hữu trên mạng. Nhưng qua cuộc điện thoại với Ái Nhân sáng hôm sau,tui cảm thấy lòng chùng xuống khi biết thầy không về dự. Và lòng nặng hơn khi Ái Nhân cho biết thầy yếu lắm, trí thầy hơi lãng. Người thầy mà tui trông mong được nhìn hình là Thầy Độ. Vài tháng trước đây nhìn thấy hình Thầy ngồi xe lăn và một cô học trò xưa đút ăn ở buổi họp mặt Cựu học sinh THVT mà lòng đầy cảm xúc.
Nhớ hồi xưa trong lớp học, đứa bạn nào đó phía sau tui bất chợt nói một câu gì hơi lớn tiếng trong lúc thầy giảng bài. Thầy nhìn xuống tức giận, tưởng tui, thầy đuổi tui ra ngoài: "sorti dehor!" (viết vậy là sai vì chữ thầy đã trả cho thầy rồi, bạn nào có ức lòng thì làm ơn sửa giùm). Tui lẳng lặng bước ra đứng ở ngoài cửa lớp, cả buổi Thầy mới cho trở vô.
Rồi thời cuộc đất nước đổi thay. Tui gặp Thầy trong cái gọi là trường trại với bốn bề kẽm gai giăng, trên một ngọn đồi có cái tên rất đẹp là đồi Phượng Vỹ. Mỗi buổi tối sau ngày lao động nhọc mệt, tui xuống chỗ lán trại của thầy, cùng với Thầy và bác Thanh ngồi trên tấm trải dưới đất bên hông lán, trò chuyện trong bóng tối hoặc dưới ánh trăng. Mỗi người một tâm trạng, nhưng chung một mẫu số là sự lo lắng cho bản thân và sự lo lắng cho gia đình bên ngoài.
Thầy gởi gấm tui cho bác sĩ Nguyễn Duy Đương, nhờ bác sĩ chăm sóc thuốc men giùm vì thấy thể trạng tui ốm yếu. Thế là cứ mỗi lần tui khai bệnh thì được bác sĩ Đương cho nghĩ lao động, bên cạnh sự bực bội và soát xét của bác sĩ Mã Thạnh Truy Phong. (Sau này khi cùng nhau bị đẩy ra Nam Hà, tui ngồi chép tài liệu Đông Tây Y Khí Hóa Học cho bác sĩ Phong từ lời xuất khẩu của Thầy tui, Hội trưởng Hội Dịch lý Việt Nam).
Ở đồi Phượng Vỹ một thời gian, tui chia tay Thầy với Bác Thanh để lần lượt cùng nhau ra Bắc. Tui không nhớ Thầy và Bác đi trước tui hay tui đi trước. Chỉ lục lại mấy dòng ghi chép thì thấy đề tui ra Nam Hà tháng 4.1977. Còn anh Hoàng trên Sóng Biển Hải ngoại 2014 thì ghi anh Hoàng và Thầy đi tháng 12.1976, không thấy nhắc Bác Thanh. Không biết cái dòng ghi của tui có chính xác không.
Từ độ chia tay này cho đến khi tui ra tù năm 82, tui mới nhận được tin tức về Thầy, một cách lặn hụp. Lúc thì nói rằng thầy ở bên Pháp, lúc lại nói thầy đang làm chuyên gia gì đó ở Việt Nam. Nhưng đặc biệt tui nhớ một lần tui đang đi trên đường Điện Biên Phủ, tui chợt thấy Thầy đi bên kia đường, tay xách cặp, bước rảo nhanh, với vẻ mặt đăm chiêu. Tui không thể giở giọng lớn để gọi Thầy, cũng không thể rảo bước chạy theo bởi chân tui lúc đó còn yếu. Yếu hơn nữa là mặc cảm của một thằng người không nên cơm cháo khiến tui không muốn đối diện với Thầy.
Tui cũng nghe ai đó nói rằng Thầy có nhắc đến tui, với cái tên Hai Dân rành rọt. Xúc động thay nhân duyên thầy trò tồn tại hơn nữa đời người mà niềm hạnh ngộ thật là thưa thớt. Trong bữa liên hoan vừa rồi tui cũng thấy vắng bóng người cô thân mến nữa, là cô Gioãn Thị Minh Hải. Mong rằng thầy Độ, cô Hải.. và quý Thầy Cô dù có bị thời gian thấm dần vào sức khỏe, thì niềm an vui vẫn hiển ngự nơi mỗi nhân thân yêu quý.
Cầu mong mọi sự an nhiên ở mỗi chúng ta.
Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014
ngày lễ tạ ơn Thầy.
Sắp đến ngày nhớ công ơn thầy cô 20/11. Không biết phải làm gì và như thế nào mới nói lên được lòng tôn kính và biết ơn các vị thầy cô đã dạy dỗ chúng em ,nhờ vậy mà chúng em đã mới có được một cuộc sống đàng hoàng giữa một xã hội nhiểu nhương vàng thao lẫn lộn, sau bao thăng trầm nhưng đến ngày hôm nay chúng em vẫn tự hào là một người con của đất Vũng Tàu,là học sinh của quý thầy cô được giáo dục đầy đủ về mọi mặt nhân ,lễ ,nghĩa ,trí ,tín ,sống một cuộc sống trong sạch,ngay thẳng,lương thiện,mạnh dạn ngẩng cao đầu khi đối diện với xã hội hiện tại và bây giờ không một chút hổ thẹn với chính bản thân và mọi người, thật là hạnh phúc là vẫn còn được sự quan tâm,thương mến của các thầy cô như ngày nào còn mài mòn đũng quần trên ghế nhà trường. Lòng tôn kính, quý mến thầy cô luôn đọng trong lòng chúng em bằng ký ức về những hình ảnh, những mẫu chuyện xưa ,nhắc nhớ lại về cuộc đời của thầy lẫn trò, trộn lẫn những niềm vui, nỗi buồn tạo nên những kỷ niệm quý giá của cả một đời người.
Để nhắc nhớ lại "chuyện xưa tích cũ " em xin mạn phép các bạn kể lại vài mẫu chuyện về các vị thầy cô kính mến và mong các bạn phụ trợ thêm giúp cho gia tài ký ức của lớp mình thêm phần phong phú.
Khi mới đặt chân vào ngôi trường Trung Học Vũng Tàu thân yêu ,giờ học đầu tiên là môn Pháp Văn, thầy phụ trách là giáo sư tên Phước ,người ốm cao đẹp trai và rất phong độ có biệt danh là thầy Phước cao bồi. Sau khi điểm danh và giới thệu về mình xong thì bắt đầu tiết học đầu tiên, thầy lấy phấn và viết một lèo nguyên một bài học thuộc lòng
Recitacion
Le petit garcon et son chat
.....
......
Sau đó thầy bảo chép vào vở về học thuộc lòng lần tới trả bài,háo hức là mình được học tiếng Pháp và ngở là sẽ được dạy từ mẫu tự rồi đánh vần như ngày xưa tiểu học học tiếng Việt vậy chứ đâu có ngờ là bị dập nguyên một bài học thuộc lòng dài thoòng,báo hại tối hôm đó phải nhờ bố mình ngồi đọc từng câu từng chử,không những con học mà bố cũng phải học theo con luôn,không bao giờ quên được Thầy Phước cao bồi và bài học thuộc lòng cậu bé và con mèo của cậu.
Để nhắc nhớ lại "chuyện xưa tích cũ " em xin mạn phép các bạn kể lại vài mẫu chuyện về các vị thầy cô kính mến và mong các bạn phụ trợ thêm giúp cho gia tài ký ức của lớp mình thêm phần phong phú.
Khi mới đặt chân vào ngôi trường Trung Học Vũng Tàu thân yêu ,giờ học đầu tiên là môn Pháp Văn, thầy phụ trách là giáo sư tên Phước ,người ốm cao đẹp trai và rất phong độ có biệt danh là thầy Phước cao bồi. Sau khi điểm danh và giới thệu về mình xong thì bắt đầu tiết học đầu tiên, thầy lấy phấn và viết một lèo nguyên một bài học thuộc lòng
Recitacion
Le petit garcon et son chat
.....
......
Sau đó thầy bảo chép vào vở về học thuộc lòng lần tới trả bài,háo hức là mình được học tiếng Pháp và ngở là sẽ được dạy từ mẫu tự rồi đánh vần như ngày xưa tiểu học học tiếng Việt vậy chứ đâu có ngờ là bị dập nguyên một bài học thuộc lòng dài thoòng,báo hại tối hôm đó phải nhờ bố mình ngồi đọc từng câu từng chử,không những con học mà bố cũng phải học theo con luôn,không bao giờ quên được Thầy Phước cao bồi và bài học thuộc lòng cậu bé và con mèo của cậu.
Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014
Phần tiếp theo bài "Quý vị Thầy Cô của Tôi" của Thầy Lâm Khương Nhàn.
*PHẦN QUÀ THÊM CHO KHÚC NGHÊU NGAO
Dẫn________________________________________________________________
Thầy Phan văn Dật là vị thầy dạy môn văn chương cho tôi ở Viện Hán Học Huế.
Nhiều người biết Thầy Phan Văn Dật là một nhà thơ, nhà văn thời tiền chiến. Thầy có tên trong cuốn “Thi Nhân Việt Nam 1932-1941” của Hoài Thanh- Hoài Chân, được giới thiệu có đoạn như sau:…“ Viết Văn từ 1924 đến năm 1927 có đăng trong các báo Nam Phong, Thần Kinh, Rạng Đông (ký Tiêu Lang, Thường Nga Phố)…"
Thầy không những nhà thơ, nhà văn mà còn là một học giả, một nhà giáo chân chính. Thầy đã giảng dạy, đào tạo cho nhiều thế hệ học sinh, sinh viên tại nhiều trường nổi tiếng ở Huế như Đồng Khánh, Cao Đẳng Mỹ Thuật, Viện Hán Học, Đại Học Văn Khoa Huế trong những năm trước 1975.
Thầy sinh năm 1909. Năm 1987 Thầy mất tại quê nhà (cố đô Huế). Vào thời điểm ấy cả nước còn vô vàn khó khăn, thông tin liện lạc mù tịt, học trò cũ của Thầy ở Huế có tham dự đầy đủ, còn anh em cựu sinh viên Viện Hán Học gốc miền Nam chúng tôi nào hề hay biết…đành lỗi đạo với Thầy…kính mong Thầy lượng thứ!
Hôm nay, nhân cận kề ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, con xin chép lại bài văn điếu của huynh trưởng Vương Hữu Lễ (Khóa 1)…tiếp truyền cho hậu duệ ‘khúc-nghêu-ngao”…vì rằng, trò-nầy ‘quan tâm” lắm lắm lối văn chương cỗ-thi nầy…gọi là tưởng nhớ đến bậc tiên sư vậy.
Lời dặn riêng đến 2 Dân:…đây không phải là bài văn mẫu, tôi cũng không ủy thác cho trò làm đại diện để “thăm tiễn”…và đọc… quý Thầy Cô giáo đâu nhé.
LK Nhàn, cựu giáo chức THVT
Viễn phương văn tinh hối.
Cố đô đại thụ tàn…
Ân sư đà khuất núi! Ân sư đà khuất núi!
Tin buồn đột ngột, thân sơ: lệ những sụt sùi,
Đồ đệ đội ân, trưởng thứ: lòng đau như cắt.
Nhớ Thầy xưa,
Lập thành học viện, công sức cao dày.
Nào soạn thảo chương trình, nào mời ban giảng huấn.
Nào đăng đàn thuyết giáo, nào chỉnh lý môn quy…
Khí tiết cương trực, ai cũng nể vì.
Tâm đức bao dung, thảy đều yêu kính.
Thơ: vang vọng kinh kỳ, phương danh nức tiếng nơi hàn mặc.
Sách: rộng xem vạn quyển, thư viện nào hơn cửa tôn sư!
Khi tráng kiện, kiến văn kim cổ truyền thụ không bao giờ cạn.
Tuổi già suy, trí giả xa gần thỉnh vấn chẳng một phút ngơi.
Chức tước đâu để mắt.
Phú quý ngại phiền tâm.
Phúc thay! Niên kỷ dù trọng, trí tuệ vẫn tinh anh, mấy hôm vui Tết, cháu con còn được ban lời kim huấn.
Buồn sao! Trần gian đã vãn, tám mươi dư trường thọ, thanh thản quy tiên, đồ đệ thôi đành chịu nỗi bi ai.
Ôi !
“Những ngày vàng lụa”
Như áng mây xa, mờ…
“Bâng khuâng” không gợn nữa,
Hoàng hạc về lầu mơ!
Chúng con nay:
Ân sư đà khuất bóng,
Cúi đầu dạ ngẩn ngơ.
Hương hoa thành kính dâng Thầy cũ,
Tâm nguyện hồn thiêng an giấc thơ!
Năm Đinh Mão, tiết Nguyên Tiêu
TM. Cựu môn đồ Viện Hán Học -Vương Hữu Lễ bái bút.
*ẢNH TƯ LIỆU LIÊN QUAN
Các cơ ngơi Viện Hán Học Huế
*09-Cơ ngơi 03-Từ khóa 4 (1962) đến ngày giải tán(1965)…Viện Hán Học Huế tại cơ ngơi nầy( bên bờ sông An Cựu, cạnh chợ Bến Ngự)
Lâm Khương Nhàn VT 31-10-2014.
*(trích một phần trong bút ký …HUẾ...LÀ DUYÊN...Lai-Kinh-du-học-ký của LK Nhàn, bài viết hưởng ứng kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Viện Hán Học Huế)
* Mời vào xem toàn bài văn …tại blog lưu trử của LK Nhàn: http://motthoi.blogtiengviet.net/2014/09/28/bai_3_hu_la_duyen
Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014
các hình ảnh đính kèm bài "CÁC THẦY CÔ CỦA TÔI" của Thầy LÂM KHƯƠNG NHÀN
QUÝ VỊ THẦY CÔ CỦA TÔI - bài của Thầy LÂM KHƯƠNG NHÀN gởi.
DẪN_________________________________________________________________
Hàng năm, đến ngày 20-11, ngày Nhà Giáo Việt Nam, như thông lệ, các học trò thường kéo nhau đến nhà Thầy Cô giáo của mình để thăm viếng và tỏ lòng biết ơn công lao giáo dưởng của quý Thầy Cô. Năm nay (2014), ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi- LK Nhàn, cựu Thầy Giáo, phá lệ- ghé viếng thăm “ nhà” của các em cụ-học-trò của tôi đây. Tuổi cao, chân yếu, nên khởi hành sơm-sớm một chút cho kịp chuyến hành trình dự định 4 nơi : ngôi nhà tri-thiên-mệnh, túp lều khúc-nghêu-ngao, chung-một-mái-trường và tiện thể ghé qua thăm viếng ngôi nhà bé bé xinh xinh nhớ-để-yêu-thương.
Quà cáp thì chẳng có tiền mua, xin gửi các em món quà “ văn nghệ” nầy vậy: chuyện kể về quý vị Thẩy Cô của tôi…hồi nửa thế kỷ trước. Riêng phần quà cho túp-lều-nghêu-ngao có nhiều hơn một chút, đó là bài văn Cẩn-điếu Phan-ân-sư (Thầy Phan Văn Dật, thầy của tôi).
QUÝ VỊ THẦY CÔ CỦA TÔI
Đây Viện Hán Học, đây cửa Khổng sân Trình.
Ngàn dặm xa xôi anh em sĩ tử miền Nam chúng tôi hội tụ về đây tu chí lập thân. Mà chẳng sai chút nào đâu; nơi đây, chúng tôi được các bậc hiền sĩ ( đúng nghĩa ), uyên thâm tinh túy cỗ học phương Đông thật hiếm hoi còn sót lại từ thời phong kiến khoa bảng. Các cụ Hàng Ngại, cụ La Bột, Cha Thích…áo dài khăn đóng uy nghi mỗi khi đứng lớp. Bút lông thịnh hành ngày nào thời khoa cử, mà chỉ còn thấy lởn-vỡn trong các câu lạc bộ thư pháp hay trong lăng miếu, đường phố những ngày Tến nhứt đầu năm…Thì nơi nầy, Viện Hán Học- thầy trò chúng tôi ngày ngày nắn nót, chăm chỉ từng đường nét , dấu chấm phá sao cho chữ thánh hiền, lời triết nhân đan xen bộc bạch thật tròn vẹn ý nghĩa.
Sinh viên chúng tôi cũng được giồi trau kiến thức thật sâu về triết học, về lịch sử đông tây kim cỗ …mà cũng nắm bắt vững vàng ngoại ngữ Anh Pháp.
*ảNH 01-Quý Thầy giảng dạy tại Viện Hán Học Huế. Ảnh chụp năm 1962
Viết đến đây, tôi chạnh lòng nhớ đến quý Thầy của tôi.
Từ khi gửi áo thư sinh lại trường ( Viện Hán Học), năm 1965 tôi về dạy học tại Phước Tuy ( Bà Rịa), rồi Vũng Tàu…đã 50 năm . Suốt thời gian ấy, trong cương vị người Thầy, quanh tôi là bằng hữu, là học trò. Thầy theo cái nghĩa “ tam-nhân-đồng-hành…” thì tất có nhiều rồi, còn thực sự thầy-dạy-học-tôi thì không có!.
Trong cái bộn bề lo toan cuộc sống của thời khi còn là trụ cột gia đình về kinh tế, thời gian và tâm trí nào còn đâu để mong tìm về thăm thầy cũ.Bây giờ đây, đã thực sự được quẳng-gánh-lo-đi rồi, tôi ( và các bạn, các anh chị cũng vậy thôi ) mới nghe nhớ, nghe thương, nghe thiếu lắm, lỗi lắm phận làm trò của mình, đối với các vị thầy khả kính của đời ta.
Chưa bắt liên lạc được với các anh chị cựu sinh viên viện Hán Học Huế, mãi đến năm 2012 tôi mới dự được lần họp-bạn-đồng-môn đầu tiên tại Mỹ-Tho, do anh Ngô Văn Tiên K2 và Phạm Văn Minh K2 gửi thư mời. Rồi tiếp đó là ở nhà chị Sương K2 ( Bình Dương- 2013), Vũng Tàu (12-2013)…Từ đó đến nay, tôi biết được nhiều hơn, “thấy” được nhiều hơn về gia đình Viện Hán Học Huế chúng ta…trên trang blog vhp.Havu. Tin Thầy, tin bạn kẻ mất người còn, già đau bệnh yếu…thương-nhớ quá đi thôi. Cám ơn chị Hồng Phi (K2), tuổi cao mà chí thì còn cao hơn, lập ra trang blog Havu, coi như sân vườn nhà, anh chị em gia đình Hán Học chúng ta có nơi mà hội tụ, hàn huyên vung vít, dù kẻ chân trời người góc biển. Thầy cô chúng ta đó, thầy Võ Như Nguyện- tuổi tròn trăm mà complet veston hẳn hoi; cô vẫn sang trọng với chiếc áo dài truyền thống, đài-các quý phái như thuở nào cung cách của một mệnh phụ phu nhân. Bên trời Mỹ xa xôi lắm lắm, có mấy trò được cơ hội viếng thăm, dù có điều kiện về kinh tế, nhưng tuổi đã vào hàng bảy, hàng 8 hết rồi Thầy ơi, mong thầy hiểu cho tấm lòng của chúng con, những nhà giáo hậu duệ truyền nhân của Thầy. Chúng con kính lời thăm Thầy Cô ạ!.
* Ảnh 02-Thầy(+Cô) Võ Như Nguyện, năm 2000 tại Mỹ(thầy 85 tuổi).
Chuyện kể về Thầy, hồi ức nhắc về Thầy nhiều nhiều lắm. Các anh, các chị những khóa trên có bài viết chi tiết, cụ thể, rõ ràng về Thầy Võ Như Nguyện ngày xưa ở Viện Hán Học.
Thầy không chỉ là bậc tôn sư uyên bác khả kính, Thầy còn là vị Giám Đốc một thời, dốc tâm dốc sức gầy dựng và phát triển Viện, với ước vọng duy trì và phát uy tinh hoa cổ học, văn hóa Đông phương thâm thúy, nhân bản…mà nếp sống của mọi con người tốt( tự nhận hoặc được nhìn nhận ) trên trái đất nầy gần như tự cảm thụ và hành xử theo ( như một “ đạo” vậy mà ). Thầy còn như là người cha, thầy coi đám sinh viên như con cái trong nhà, thầy quan tâm thương mến, giúp đở thiết thực theo từng trường hợp: đứa cần cái ăn, đứa không chỗ ở…thầy đều biết và thu xếp hỗ trợ kịp thời. Thậm chí, đám sinh viên miền Nam chúng tôi hàng mấy chục, Thầy nhớ tên gần hết và nhiều lần thầy kêu về nhà dùng buổi cơm chung với gia đình Thầy -“ …cho mấy con đỡ nhớ nhà…!”.Chúng con biết ơn Thầy nhiều lắm lắm Thầy ơi.
* Ảnh 03- Thầy Võ Như Nguyện năm 2013 tại Mỹ ( 99 tuổi ta )
Bài viết của bạn Nguyện Đăng Vận, cùng K4 với tôi, kể thật chi tiết về tất cả các thầy, các hồi ức trường lớp, bạn bè thật quá xá đủ rồi .Gần như ký ức của bạn Đăng Vận đã bao trùm toàn bộ nội dung, những vụ việc diễn ra không những với riêng tôi, mà với tất cả các bạn đồng lớp K4 chúng ta một thời rồi vậy ( xem tại blog vhp.havu ……… …).
Vài chi tiết trong bài viết đó, tôi tâm đắc quá nên mạn phép bạn Vận, tôi kể lại ra đây để cùng nhớ, Vận nhe. Một là hình ảnh Thầy Nguyện bệ vệ ở văn phòng giám đốc, khác hẳn Thầy-Nguyện-Ông-đồ mỗi khi có giờ, vào lớp dạy chúng ta môn tập viết bút lông. Hình ảnh thầy Nguyện thân thiện quá, xuống đến từng bàn, khom người, cầm tay chấp bút chỉ vẽ cho trò nầy trò nọ đường ngang, dấu chấm, đá móc…Thầy dạy chúng ta tập tễnh đồ-chữ-nho! Hiện nay ( 2014 ) Thầy Cô vẫn khỏe mạnh và đang định cư ở nước ngoài ( Mỹ ). Hồi Tết năm 2013, tuổi đã 99 ( Thầy sinh năm 1915 ), Thầy vẫn còn gửi thư chúc Tết các môn sinh của Thầy…
Hai là Cô Trang, giáo sư Pháp văn. Bạn Vận dùng chữ “ nhiếc mắng-nặng-lời”…đúng quá đi thôi. Cô Trang trẻ đẹp, sang trọng, thời trang rất model, đi dạy bằng ô tô riêng…và là giáo sư nữ duy nhất của viện Hán Học nữa. Những cái thật-riêng đó tạo nên một hình tượng cũng rất-riêng khó quên về cô Trang trong mỗi mỗi sinh viên viện Hán Học, chứ không riêng ở K4 chúng ta, phải vậy không Vận?. Phong Cách rất Tây, nhanh nhẫu từ đi đứng cho đến ngôn từ, nên chi các cụ đồ-già ( quý Thầy), các cụ đồ-non (các sinh viên) đều không quen-mắt, thấy gai-gai sao ấy. Trong số “ bị-nhột-mắt-nhất ” chắc là bạn Vận mình, nên chi các “ từ” mà bạn dùng để hồi tưởng về Cô-giáo-của-mình có hơi “ bốc” quá không (… “ Cô coi chúng tôi như rơm rác…”), chứ theo tôi, phong cách Cô Trang mới và lạ lẫm quá nơi cửa-Khổng-sân-Trình ( Viện Hán Học ) vốn lề-mề-nho-nhã mà thôi, trong thâm tâm “ đa-phần” đều nể phục lắm ( Cô Trang đỗ đạc bên Tây về mà ).
Cám ơn Vận nhắc nhớ cho tôi về các Thầy, về các môn học- dù còn dở dang, cũng đã tròn 3 năm giồi mài nơi ấy. Môn Hán Văn những đến 12 giờ một tuần ( học đọc, học viết,
văn thơ Trung Hoa kim cỗ…). Môn Việt Văn cũng những 6 giờ ( rất chuyên sâu văn học Việt Nam qua các thời đại). Môn Triết , môn Lịch sử, môn Địa lý ( cả đông-tây-kim-cổ)...
Mỗi mỗi Thầy trong hồi tưởng của tôi đều là các vị trí thức, học giả uyên thâm khả kính Dù là các thầy trẻ như Thầy Nguyễn Văn Trọng, Thầy Nguyễn Văn Dương, Thầy Nguyễn Hữu Châu Phan…đúng là hình mẫu của bậc trí thức cao cấp đương thời. Các vị Thầy nầy luôn complet cravat , giày da bóng lộn…cùng chiếc cập-táp to dùng trĩu nặng một kho tàng tri thức bên trong, luôn sẵn sàng sẻ chia, truyền thụ cho bọn sinh viên chúng tôi. Nghe nói, các vị nầy đều là xuất thân từ các danh gia vọng tộc quyền quí của xứ kinh kỳ. Không nhờ ô-dù, mà chính tài năng học vị xuất sắc của các Thầy nên đã được điều về dạy các trường thuộc Viên Đại học Huế nầy đó.
Ấn tượng tiếp theo là Thầy Phan Văn Dật, dạy môn Việt Văn. Tôi ngưởng mộ Thầy từ dáng người thanh tú cao cao, từ những lời rao giảng truyền cảm và khối kiến thức văn chương chữ nghĩa của Thầy. Cái lịch lãm tế nhị, trau chuốt một cách thành thục tự nhiên của Thầy, ai có một lần đối chứng ắt hẳn nhớ phục hoài thôi. Kho sách riêng của Thầy tại nhà còn nhiều và quý hơn thư viện quốc gia ở Huế thời đó ( thập niên 60). Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều tác phẩm thi văn của thầy đã xuất bản, được nhiều người biết đến.
*Ảnh 04-Thầy Phan Văn Dật và các nữ môn sinh Viện Hán Học Huế…1963.
Gió tung tà áo ghì không kịp,
Bẻn lẽn nhìn quanh mặt đỏ gay!
Đã có ghi bên trên rồi, nhưng tôi cố tình nhẩm đọc lại, vì đó là 2 câu thơ của Thầy, tôi tâm đắc nhất. Cái uyên thâm của thầy qua kho sách vở, cái thanh tú của Thầy qua vóc dáng và tích cách lịch lãm, cái lãng mạn của Thầy …qua 2 câu thơ nầy vậy .
Thầy tôi thì nhiều vị lắm, vị nào cũng khả kính, khó quên. Nhưng nếu phải ngồi viết một bài văn với tựa đề Thầy-tôi, chắc tôi chọn ngay Thầy Phan Văn Dật!.( có thể cũng do thiên kiến,…vì nối tiếp Thầy, tôi cũng là Thầy-Giáo-Văn ).
Còn các vị Thầy dạy Hán văn, chúng tôi thường gọi là “Cụ”…Mà là Cụ đúng nghĩa vậy ( ngoài Thầy Võ Như Nguyện). Các cụ Nguyễn Duy Bột, cụ Hà Ngai, cụ La Hoài, cụ Châu Văn Liệu…khi chúng tôi nhập môn Viện Hán Học Huế (1962) các cụ đều trên lục tuần, và các cụ lên lớp luôn áo áo dài khăn đóng…Đúng như hình ảnh cụ Đồ Vũ-Đình-Liên, mà chúng ta ai cũng biết qua bài mỗi-năm-hoa-đào-nở…
Và nói đến chữ Hán, các trường, nhất là đại học văn khoa, dù ở Huế hay Sài Gòn (trong giới Hướng Đạo nữa ), thập niên 60 của thế kỷ trước, giới sinh viên và giáo sư ai cũng biết đến tên gọi thân thương: Cha Thích. Cha là Linh Mục, nên chi cũng áo dài đen giống như các Cụ-Thầy của tôi vậy . Cha dạy môn Hán văn. Chữ Tàu cha viết đúng nghĩa rồng- bay-phượng-múa, uyển chuyện, lã lướt mà đẹp vô cùng. Cách dạy học của Cha cũng thật độc đáo. Học trò đều là sinh viên, có anh khóa 1 sinh năm 1930 kìa. Nhưng tất tất, đã là
học trò của Cha thì phải là em bé, cùng Cha hát hò, cùng Cha vổ tay theo nhịp các bài hát thật hồn nhiên vui tươi như các em bé ở nhà trẻ, mẫu giáo vậy. Những bài hát thân quen, giản dị nào “…cái nhà, là nhà của ta…”, “ …Xuân du phương thảo địa…”, “…vui ca lên nào anh em ơi…”…luôn rộn vang, hả hê trong những buổi học cùng Cha.
*Ảnh 05- Cha Thích và các sinh viên miền Nam…1963
Với cha càng hồn nhiên, càng bình dị…là triết-lý-sống cao thâm nhất, kẻ phàm phu thường nhận thức sai lầm, khó thấu hiểu được.( gần giống như 9 điều …cho người già…của Chu Dung Cơ, cựu thủ tướng Trung Quốc).
Cho đến bây giờ, hàng năm kỷ niệm ngày mất của Cha được tổ chức khắp nơi, thường xuyên nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh, do hầu hết các thế hệ học trò của Cha ở mọi vùng đất nước, ở nhiều đoàn thể, ở nhiều trường học ngày xưa, kéo nhau về tham dự, tưởng niệm vị Thầy thật tài hoa, độc đáo, ấn tượng nầy : Cha Thích.
…………………
Hôm nay, cận kề ngày NHÀ GIÁO VIỆT NAM, tôi – giờ cũng là vị cựu giáo già tuổi ngoại thất thập, ghi ra đây đôi dòng gọi là kính tưởng nhớ và lòng tri ân đến quý vị Thầy cô giáo ngày xưa của tôi, của hơn nửa thế kỷ trước…
Lâm Khương Nhàn,
Cựu sinh viên K4 Viện Hán Học Huế,
Cựu Giáo chức trường Trung học Vũng Tàu.
Cựu giáo chức THBC Lý Thường Kiệt VT.
Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014
kỷ niệm vui về một người bạn đã khuất.
Hôm nay mạn phép các bạn, mình nhắc nhớ nhau về Huỳnh Bửu Ngọc con ông Huỳnh Ngọc Bửu,nhà ở xóm Vườn trong hẻm đường Nguyễn Trường Tộ mà ngay ngã ba đầu hẻm có một chòi bán bánh khọt ngon vô cùng nhưng bây giờ không còn Một nhân vật có cá tính hơi đặc biệt. Đi học trong bộ dạng quần áo tươm tất, bảnh bao ,áo ôm quần bó ống loe, chân xỏ đôi giầy mọi thời trang ,tóc hơi dợn mái trước ,có tật hay đứng chống nạnh vuốt tóc lên đỏm dáng , xem lại những tấm hình cũ nếu như mình là nữ thì chắc cũng mê mệt anh chàng này . Trong lớp anh ta hay chú ý đến Ni cô chùa mình ,mỗi khi chòng ghẹo đến tên cô nàng là chàng ta đỏ mặt ,mà thời ấy cũng công nhận là Ni cô đẹp thiệt.
Trong lớp thì sức học chỉ trung bình nhưng chọc phá mọi người thì thuộc hàng đẳng cấp, có số má không thua bất cứ anh chàng nào. Nhắc nhớ câu chuyện đổ ụp cả sô nước lên đầu một nữ sinh lớp đàn em ngay tại hồ nước rửa tay cạnh lớp mình niên học 9P làm cô em vừa khóc vừa ôm ngực áo chạy về lớp trước sự ngở ngàng của mọi người,sau đó thì đương sự được mời lên phòng giám thị vinh danh thêm một cấm túc vào hồ sơ học bạ. Thêm chuyện chọc giận vị giáo sư khả kính của mình là thầy Minh Goebel. Vào giờ vật lý năm lớp 10B1 trước khi bắt đầu giảng bài, thầy bước xuống vừa đi vừa đá chân giật giật ,xuống giữa lớp đứng cạnh một bàn học sinh bên dãy nữ và nói về bệnh cùi vì lúc đó trong trường mình cũng có rộ lên tin đồn là có người này người nọ bị cùi và sợ lây nhiễm lung tung. Thầy truyền đạt kinh nghiệm và sự hiểu biết của thầy về chứng bệnh trên và nói về trường hợp hơi lạ về triệu chứng bệnh cùi " những thiếu nữ đang bình thường mà bỗng dưng đẹp hẵn lên là cũng có khi biểu hiễn triệu chứng bị bệnh cùi" lúc đó chàng Ngọc nhà ta ngồi giữa bàn tư giơ tay lên xin có ý kiến, thầy chỉ tay về phía Ngọc cho phép đứng lên phát biểu, Vừa đứng lên chàng ta phang ngay một câu " thưa thầy em nghe nói mấy người nào xạo quá cũng bị bệnh cùi đó thầy " cả đám nam nữ phía xóm nhà lá cười ồ lên rồi cả lớp cười hưởng ứng cười lăn cười bò, tội cho thầy đỏ mặt và bỏ đi lên bàn giáo sư, giở sách ra bắt đầu giảng bài.
Trong lớp thì sức học chỉ trung bình nhưng chọc phá mọi người thì thuộc hàng đẳng cấp, có số má không thua bất cứ anh chàng nào. Nhắc nhớ câu chuyện đổ ụp cả sô nước lên đầu một nữ sinh lớp đàn em ngay tại hồ nước rửa tay cạnh lớp mình niên học 9P làm cô em vừa khóc vừa ôm ngực áo chạy về lớp trước sự ngở ngàng của mọi người,sau đó thì đương sự được mời lên phòng giám thị vinh danh thêm một cấm túc vào hồ sơ học bạ. Thêm chuyện chọc giận vị giáo sư khả kính của mình là thầy Minh Goebel. Vào giờ vật lý năm lớp 10B1 trước khi bắt đầu giảng bài, thầy bước xuống vừa đi vừa đá chân giật giật ,xuống giữa lớp đứng cạnh một bàn học sinh bên dãy nữ và nói về bệnh cùi vì lúc đó trong trường mình cũng có rộ lên tin đồn là có người này người nọ bị cùi và sợ lây nhiễm lung tung. Thầy truyền đạt kinh nghiệm và sự hiểu biết của thầy về chứng bệnh trên và nói về trường hợp hơi lạ về triệu chứng bệnh cùi " những thiếu nữ đang bình thường mà bỗng dưng đẹp hẵn lên là cũng có khi biểu hiễn triệu chứng bị bệnh cùi" lúc đó chàng Ngọc nhà ta ngồi giữa bàn tư giơ tay lên xin có ý kiến, thầy chỉ tay về phía Ngọc cho phép đứng lên phát biểu, Vừa đứng lên chàng ta phang ngay một câu " thưa thầy em nghe nói mấy người nào xạo quá cũng bị bệnh cùi đó thầy " cả đám nam nữ phía xóm nhà lá cười ồ lên rồi cả lớp cười hưởng ứng cười lăn cười bò, tội cho thầy đỏ mặt và bỏ đi lên bàn giáo sư, giở sách ra bắt đầu giảng bài.
Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014
vẩn vơ
em thấy gì?
anh gom những chiếc lá vàng của mùa thu năm nay
đốt hong lòng mình tê dại
em nghe gì?
từng lời em từ đâu trong nghiệp chướng
quật hồn anh ngầy ngật vô thường.
biển có còn xanh đâu em
như tuổi xanh mình cũng đã đổi màu
nước mắt hoà chung đêm tối
cuộc tình mình ở đâu trên bờ bến chia lìa?
cuộc hẹn hò chừng như ở cõi hồng hoang
mà đến tận bây giờ mới hay đã lỡ lời hò hẹn
sóng vẫn vỗ về ghềnh đá
trong lòng anh vẫn tiếng rì rào
để mãi miết ngắm nhìn cánh hải âu chao nghiêng giữa đêm trường rùng rợn
và phát hiện ra rằng mình không còn là đứa con của Tổ quốc thiêng liêng
kể cả các bạn anh
ngậm tủi buồn
cô đơn trên chính quê hương mình yêu dấu
và em?... rồi anh?...
và khoảnh tối để đi vào vô định?...
Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014
Nguyễn Phi Hùng viết
anh Nguyễn Phi Hùng viết trên trang FB 9P:
Hoi cac ban hoc 68-75 chung ta la nhung nhan vat o ac nhat trong tran gian dien dai nay.Vi sao?hau het chung ta sinh ra deu nam trong nhung vi sao xau.Neu kg xau thi trong qua trinh hoc tap cua chung ta kg fai nham vao 3 giai doan cua dat nuoc bi nhieu loan.68 tran chien Mau Than chung ta vua vao lop 6.72 mua he do lua chung ta vua xong de nhat cap& 75 giai fong Mien nam chung ta dang o lop 12 .@Nhung ai bay gio ma gd va co nghiep tot dep, thi ho la co can tu tu nhieu kiep do.
anh Hoàng phản hồi:
Hoàng Nguyễn Kim Xin góp thêm một sự kiện lịch sử có dính dáng đến cuộc đời học sinh của tụi mình là khi đặt chân vào lớp năm tức lớp 1 bây giờ thì năm đó lật đổ chế độ tt Ngô Đình Diệm 1963. Cứ hể tụi mình bắt đầu hay sắp kết thúc các bậc học là đất nước rùng mình. May là đám tụi mình không có học đến giáo sư tiến sỹ...
Toi muon ke rang,ve mot nguoi ban ra di o nhug ngay hoi ngo va doan tu cua cai goi la mua xuan 75.Mot nguoi ban ma hau nhu 9p ta kg ai ma quen duoc .mot ten rat teu trong lop chung ta ,hoc cung tot ,hai cung ghe, ma fa cung nhieu!den lop 10 anh da den tram tuyen mo "nhay du"dang ky cho tuong lai cua minh.Va cac ban toi va toi gap anh o mua he nam lop11.Anh ve voi sacfuc nhay du.anh khac han ngay xua.dao mao hon va ran chac hon,anh den voi lop chung toi cung voi tinh thuong ban be cua lua tuoi hoc tro,vui cuoi hon nhien nhu thuo nao con di hoc,va roi chungtoi len lop 12 nhieu ban be da roi khoi mai truong de nhap ngu .Rieng chung loi con duoc dong vien tai cho nen con lai mai truong.xuan 75 di qua chung toi cho khoa thi tot nghiep .Nhung kg co ky thi do,vi nhung ngay thang chung toi cho doi .Thi cuoc chien ac liet xay ra ra ,va mien nam da hoan toan duoc tiep thu boi chinh quyen mien Bac .Mua thi cua chung toi cung bi doi lai.aBay gio chung toi chi hoc cam chung trong cho doi.Doi voi ban than toi rat vui vi mong se gap lai cac ban be .Nhung tat ca da ve te tuu voi ban be.Duy chi co Huynh Buu Ngoc kg ve ,khi toi duoc gia dinh anh bao lai.Anh da ra di kg tro lai tai lo hai Long Khanh.Anh la nguoi duy nhat va dau tien kg ve voi 9p chung toi.BUON!
Yy.
Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014
Về thăm lại lớp cũ trường xưa.
Chiều rỗi rãnh ghé thăm anh Hai Dân,luyện thêm công lực vì sau này nghe anh than chòi hoang cô quạnh nao lòng cũng muốn về hỏi thăm mà sao không vào được blog. Nay đăng đàn trở lại,cầu cứu các sư huynh,tỷ muội nhín nhút chút thời gian rỗi rãnh quy tụ về góp mặt cùng anh em bằng hữu ,khơi lại những tích cũ chuyện xưa vào thời mài đũng quần mòn ghế nhà trường hầu đem lại chút cảm giác ấm áp của tình bạn xa xưa.
Về đi các bạn mình,mong và mong lắm...
Về đi các bạn mình,mong và mong lắm...
Thông báo về ngày 20 tháng 11 -2014
Xin thông báo cùng các bạn,ngày 20 tháng 11 năm 2014 ,liên khối lớp 68-75 mình có tổ chức buổi họp mặt nhằm thăm hỏi,cám ơn và tôn vinh các thầy cô tại nhà Mỹ Thắng vào lúc 20 giờ. Năm nay có sự tham dự của Cẩm Vân và Ái Liên .Các bạn muốn tham dự xin nhớ ngày này và liên lạc với Kim Hoàng hoặc Diệu Liên.
Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014
Trầm Kim Anh đăng trên trang FB Gia đình 9p
Kimanh T Tram cảm thấy có động lực
10 giờ
Truong cu tinh xua.
Nien khoa 70/71 , thvt co mot ban dang ( gangster) 9 P. Hai co nu sinh hoc lop chieu thuong thi di hoc rat som khong phai vi xieng nan cham hoc ma di som la vi truoc khi vao lop phai ghe ngang cho hoi tham han bun rieu hoac an vat truoc khi vao lop, nhu the van chua du trong lop luc giao su gian bai thi hai co nay lai tro tai an vung,mac thay, thay gian mac tro, tro an. Khong hieu sau 2 co nay lai duoc Len lop cung la chuyen la.
Dem den thi voi chiec PC. 2 co lai tha Len tu bai O Quan roi lai tha ve bai truoc, cau hoi duoc dac ra thoi con di hoc ho lam gi co tien de do xang? The moi dung cau " nho ma khong hoc" lon phai keo cay".
Kimanh T Tram : Bay gio van chuong tra het lai cho thay ( Lam Khuong Nhan).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)