Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

không đề tựa




... đã nói đến trí thức, thì không thể nào coi nhẹ được sự dấn mình để hoạt động. Đức Phật đã dũng cảm hoạt động để truyền dạy giáo lý và cải tạo con người. Trong cả hai mươi thế kỷ sau, tấm gương đạo pháp cao cả ấy còn được noi theo, và có những nhà truyền giáo đã không sợ hiểm nguy, vượt qua sa mạc và biển cả, để đem ánh sáng lại cho những người đau khổ ở bốn phương trời. Hy lạp, Nam dương, Giao châu, Phù tang, Mông cổ và Trung quốc, đã được thấm nhuần Phật pháp nhờ vậy. Nhưng rồi Thiền quán đã khép cửa nhà Phật lại, sự nhập thế ngày càng thưa thớt, các Tăng lữ mê say với Thiền đã tự tạo ra một trói buộc mới. Đạo Phật mất hết sinh khí trong xã hội.

Đó là lý do thứ hai đã làm cho đạo Phật bị suy nhược dần dần từ bên trong. Đạo đã từ chức trong đời sống xã hội. Đạo đã bỏ quần chúng.

Quần chúng thì vẫn mê muội và vẫn đau khổ. Sự đau khổ có thể đã có những bộ mặt khác. Sự mê muội cũng đã thay đổi sắc thái. Nhưng không còn có những người nhìn thấu qua được những lớp nhân duyên đưa đến những đau khổ và những mê muội mới, để phá cái màn vô minh và diệt khổ cho chúng sinh ngày nay.

Đạo Phật không còn là một động lực để cải tạo xã hội nữa, thì quần chúng trong Đạo cũng chỉ còn có mê tín mà thôi. Người ta vẫn còn tin ở Đạo Phật, và tin ở một Đức Phật cứu khổ cứu nạn, có pháp lực thần thông. Đó chính là mê tín. Tất cả sức mạnh của Đạo Phật nằm trong cái sức mạnh của số đông đi theo con đường của Đức Phật, vì biết rằng con đường ấy sẽ dẫn đến một đời sống an vui chân chính. Chỉ có sự tin tưởng sáng suốt và hoạt động, sự tin tưởng dựa vào sự hiểu biết và dẫn đến sự thực hành, mới phát huy được tinh thần của Phật giáo. Phật giáo không nuôi dưỡng được sự tin tưởng ấy trong quần chúng, thì đương nhiên phải bị suy giãm đi. ...

Trần Ngọc Ninh (Đức Phật giữa chúng ta)


1 nhận xét: