Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

chia buồn cùng Nguyễn Thị Hải



tập thể Gia đình 9p/71-72 cùng bạn hữu Hồng Anh thành kính chia buồn cùng Gia đình bạn Nguyễn Thị Hải, và cầu nguyện hương hồn thân phụ bạn được tiêu diêu miền lạc cảnh.













Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

gặp lại Trịnh Kim Phượng '



đây là vườn xoài nhà Ngọc Bích, nơi tụ họp chính của lớp mà bấy lâu nay không giới thiệu cho đến khi giựt mình nghe một bạn hữu khen mát mẽ. Thành thật cảm ơn chủ nhà.










 Võ sư Bợm hôm nay long thể bất an nên "Miễn tửu chiến... bài"!





 thằng nầy theo chọc miết thằng nầy, cho đến khi nó nổi khùng chát tui một cái!  -tui cũng chọc nó hoài! :-))









































Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Trần Đức Thảo



Thứ năm, ngày 07 tháng ba năm 2013

ĐẤT CẮM DÙI

* MINH DIỆN

               Mồng 5 Tết Quý Tỵ, trước khi ra sân bay về Sài Gòn, tôi lên Bắc Ninh thăm quê hương nhà triết họcTrần Đức Thảo.
               Qua con sông Ngũ Khuê Huyện là sang làng Song Tháp. Con sông chảy qua năm huyện, về  đây ôm lấy mảnh đất làng đẹp như tranh, nơi hội tụ liền anh liền chị về: “Làng quan họ quê tôi” ngân lên tiếng hát cao sang quyến luyến lòng người.
              Đứng trên chiếc cầu bê tông soi bóng xuống dòng sông trong xanh, chúng tôi nao nao nhớ chuyện ngày xưa. Cây cầu này do cụ Trần Đức Tiến, thân sinh Trần Đức Thảo xây tặng dân làng. Năm tháng qua đi, cây cầu cũ kỹ rêu phong,  vẫn nhẫn nại nâng bước người làng Song Tháp và khách bộ hành. Nhìn ngoải xa kia, đồng xanh ngút ngát, núi Sóc, đồi Lim ẩn hiện trong sương chiều, tự nhiên những khóe mắt rưng rưng!
              Nơi đây, đã  sinh ra huyền thoại Thánh Gióng kết tụ hồn thiêng dân tộc, chuyện Tấm Cám ác giả ác báo và Quan Âm Thị Kính nhân ái bao dung! Nhưng hình như ít người biết, đây cũng là quê hương của  nhà triết học Trần Đức Thảo.
              Ông sinh ngày 26-9-1917, trong một gia đình công chức nhỏ. Thân phụ ông  làm chủ sự Bưu điện thời Pháp thuộc.


              Trần Đức Thảo học trường Albert Sarraut, sau khi đậu tú tài xuất sắc, ông học đại học luật ở Hà Nội. Năm 1939,  ông trúng tuyển vào Trường đại học sư phạm  Ecole normale  Supericure d’Ulm, là một trong những trường lớn nhất ở Pháp, tuyển sinh khắt khe, học bổng cao. Nhiều chính khách lỗi lạc , nhà bác học đoạt giải Nobel từng học ở trường này. Việt Nam có những giáo sư nổi tiếng như Hoàng Xuân Hãn, Phạm Duy Khiêm, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo, Trần Thanh Vân và mới đây là Ngô Bào Châu.
              Năm 1942, Trần Đức Thảo  đậu đỗ thủ khoa  với bản luận án: “ Phương pháp hiện tượng học của Husserl”,  năm sau ông đỗ thạc sỹ hạng nhất, sau đó làm luận án tiến sỹ triết học. Báo chí Pháp thời đó coi Trần Đức Thảo là một hiện tượng hiếm. Danh tiếng chàng thanh niên mảnh mai, trán rất rộng, đôi mắt thẳm sâu từng tranh luận với Jean Paul Sarte trên thế thắng khi ấy đã vang khắp trời Âu.
              Nhưng Trần Đức Thảo vẫn đau đáu nhớ quê hương Việt Nam.  Tháng 8-1945,  thay mặt trí thức Việt Nam đang học ở Pháp Trần Đức Thảo viết “Thư gửi Tổ Quốc” đăng trên tờ “Cờ giải phóng” của Đảng  cộng sản Pháp. Ông đọc báo cáo tại Hội nghị Kiều dân Đông Dương, lên án  thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam.  Một nhà báo hỏi: “Người Việt Nam sẽ đón tiếp ra sao khi quân đội viễn chinh Pháp đổ bộ?”  Trần Đức Thảo đáp: “ Nổ súng!”
               Khi  sang Pháp dự Hội nghị Fontaineblau, Hồ Chủ tịch đã gặp nhóm trí thức Việt kiều yêu nước vận động về cống hiến cho Tổ Quốc. Một buồi chiều trên bờ sông Sein thơ mộng, Hồ Chủ tịch ngồi với nhóm trí thức trẻ Phạm Quang Lễ, Trần Đức Thảo, Võ Qúy Huân, Trần Hữu Tước. Ông  nói: “Bây giờ chú  Lễ về sẽ chế tạo ra vũ khí đánh Pháp. Chú Huân, chú Tước tạo ra thuốc men”. Hồ Chủ tịch nhìn Trần Đức Thảo mỉm cười nói: “Còn chú thì lúc này chưa có đất cắm dùi!”.
                Một câu nói ẩn dụ đầy hình ảnh báo trước tương lai cho nhà triết học tài danh!  Nhẽ ra Trần Đức Thảo phải suy  ngẫm câu nói đó. Nhưng thiên tài lại là những con người rất ngây thơ!
              Năm 1951, Trần Đức Thảo đã dùng toàn bộ số tiền nhuận bút cuốn sách mới xuất bản, làm lộ trình về Tổ Quốc theo con đường vòng quanh thế giới: Pari-London-Praha-Moskva-Bắckinh-Tân Trào.
               Những ngày ở chiến khu Việt Bắc, nhà  triết học  trẻ tuổi Trần Đức Thảo được phân công nghiên cứu ở xưởng máy, rồi đi điều tra tình hình xóa nạn mù chữ, đi chình huấn cải cách ruộng đất...  Đúng như Hồ Chủ tịch nói, ông  “không có đất cắm dùi”. Tuy nhiên Trần Đức Thảo vẫn say mê dấn thân, tìm niềm vui trong sự trài nghiệm  thực tiễn.  Ông dạy văn học ở những trường  kháng chiến.  Giáo sư Nguyễn Đình Chú kể: “Thầy lên lớp thường xuyên với bộ kaki xanh thẫm,  trong  tay  không một trang giáo án, chỉ đút trong túi quần. Thầy nói lúng búng, nhưng không hiểu sao, tạo ra một thứ ma lực làm say mê tất cả chúng tôi, không phải sinh viên văn mà sinh viên dược hay bất kỳ trường nào”.
             Chiến tranh qua đi, về Thủ đô, Trần Đức Thảo làm Phó giám đốc Trường đại học sư phạm văn, Chủ nhiệm khoa sử. Ông kết hôn với tiến sỹ Nguyễn Thị Nhứt, một phụ  nữ trí thức xinh đẹp tâm đầu ý hợp .
             Có lẽ ông sẽ có quyền lưc và cuộc sống sung túc nếu như ông không mang theo tư tưởng tự do mà ông đã nhiễm sâu xa trong những năm tháng sống học tập bên Pháp. Chính hai chữ “Tự do” đã biến ông thành kẻ cô đơn, nghèo khổ, sống vất vưởng trên quê hương mình.
             Năm 1956, Trần Đức Thảo viết 2 bài báo “Nội dung xã hội hình thức tự do” và “Nỗ lực phát triển tự do dân chủ” đăng trên tờ Nhân văn vả Giai Phẩm mùa Đông.
             Lập tức ông bị đánh vủi dập. Hoàng Ngọc Hiến, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi ghép ông vào nhóm Nhân văn giai phẩm. Ông bị cách hết các chức vụ, từ Giáo sư, Chủ nhiệm khoa đến Phó Giám đốc trường Đại học Sư phạm văn.  Ông không đươc dạy học, bị đuổi ra khỏi biến chế và bắt  đi cải tạo lao động.
              Hết cải tạo ở Thái Nguyên lại lên núi Ba Vì chăn bò,  như chàng Tô Vũ. Đã bao lần mắt ông nhỏa lệ trong ánh hoàng hôn chụp xuống cuộc đời mình. Nhà văn Tô Hoài kể,  những lần bò bị cọp vồ, Trần Đức Thảo ngơ ngác kiếm tìm, rồi trở về gục mặt nghe những lời trách mắng của một đồng chí văn hóa lớp ba.
             Vợ ông  ly hôn, lấy người từng là bạn ông. Những học trò ông yêu quý nhất ruồng rẫy, bỏ đi, thậm chí có người ra đòn bút đánh lại thầy. Giáo sư Nguyễn Đình Chú  từng thốt lên: “Ân hận vì cái thời nông nổi ấy, đã bỏ thầy mà đi!”.
Ông bị chặt đứt mọi liên hệ với thế giới, bị cô lập ngay giữa đồng bào của mình. Thái Vũ kể: "việc gặp thầy Trần Đức Thảo từ nước Pháp tư bản trở về là rất dễ bị quy tội như bên Trung Quốc trong Đại Cách mạng Văn hoá. Gặp thầy lủi thủi đạp chiếc xe đạp mini cộc cạch cũng đành làm ngơ, nhiều khi không dám nhìn."

Trong quyển sách hồi ký nguyên văn bằng tiếng Pháp là Mémoire d'un Vietcong (Hồi ký của một Việt Cộng) Trương Như Tảng có nhắc tới thạc sĩ Trần Đức Thảo (tr.300): " Ông không bị tù hay hành hạ thân xác, nhưng công an bao vây, cô lập ông không cho ai tiếp xúc…Nếu ông Thảo tiếp xúc với ai, chẳng hạn một người bạn trên đường phố, thì người đó sẽ bị bắt giữ để điều tra. Bề ngoài xem ra triết gia sống cuộc đời bình thường. Nhưng thực tế ông sống như Robinson Crusoe, hoàn toàn cô độc, mặc dầu có nhiều người ở xung quanh. Ngay họ hàng thân thích cũng không được phép nói chuyện với ông. Đối với một trí thức như vậy là một sự tra tấn dã man."
   Từ đấy ông sống cô đơn trong căn gác hẹp. Ngày ngày ông đạp chiếc xe đạp my ni đến nơi làm việc, cặm cụi viết, đến bữa ra mua một khúc bánh mỳ, đêm về chong đèn viết. Ông nhẫn nhục, chuyên cần, quên tuổi tác, quên không khí ồn ào náo nhiệt chung quanh, thậm chí như nhà văn Đỗ Chu nhận xét, ông là: “một người không hề biết đến chiến tranh, được các cô mậu dịch viên ưu tiên bán bánh mì”.
              Ấy thế nhưng ông lại là người tìm ra tính triết học của thởi gian. Đối với ông, thời gian được hình dung bằng một con đường thẳng và con đướng gấp khúc, trên đánh mốc điềm A, là quá khứ,  rồi đánh mốc một điềm O  là hiện tại, rồi đến một điểm B chưa có, là cái đỉnh của tương lai. Ông chứng minh thời gian là con số của sự vận chuyển từ trước tới sau, chứ không phải vĩnh hằng bất động như triết lý của Platon. Ông đã mở ra một phương pháp  tư duy mới, kết hợp những cặp phạm trù đối nghịch nhau, tạo nên những khái niệm cơ bản về  luận lý học, luận lý hình thức, và luận lý biện chứng...
Năm 1985, sau khi đi Cộng hòa dân chủ Đức vừa chữa bệnh, vừa làm việc với Viện hàn lâm khoa học của CHDC Đức, ông có sang làm việc với Viện hàn lâm khoa học Liên Xô.
             Trần Đức Thảo là một trí thức hiếm hoi ở Việt Nam cống hiến cả đời cho triết học. Những gì ông viết  đều rất kén người đọc, và muốn hiểu phải có tầm kiến thức. Trí tuệ ông mênh mông nhưng bị nhốt trong chiếc lồng  nhỏ hẹp! Ông như con tàu đại dương lọt vào lạch nước nông! Người ta nói sự hiểu biết của ông chẳng dùng để làm gì!
              Ông sống trong cô đơn, nghèo khổ, nhưng không hờn giận, oán trách ai. Càng về già ông càng chiêm nghiệm câu nói của Hồ Chí Minh bên bở sông Sein năm nào. Số phân ông đã được báo trước từ ngày ấy!
                Một ngày cuối thu 1991, ông Trần Đức Thảo lên đường trở lại Pari, nơi bốn mươi năm trước ông từng được ngưỡng mộ như một thiên tài, với một tương lai đầy hứa hẹn.
                Một nhà thơ già cùng gặp hoạn nạn Nhân văn giai phẩm tiễn ông, bùi ngùi đọc bài thơ của Lý Bạch:
                      Bi quân lão biệt lệ chiêm cân,
                      Thất thập vô gia vạn lý thân!
                      Sầu kiến chu hành phong hựu khởi,
                      Bạch đầu lãng lý bạch đầu quân!

                      Tôi tạm dịch:

                      Buồn tiễn anh đi lệ ướt khăn,
                      Bảy mươi, vạn dặm chốn dung thân!
                      Anh bước xuống thuyền phong ba nổi,
                      Sóng bạc đầu, tóc bạc đầu anh!

                     Bảy mươi tuổi Trần Đức Thảo mới quay về chốn xưa. Tiếc thay thời huy hoàng của ông đã qua lâu rồi. Rất ít người còn nhớ tới ông. Suốt 40 năm ông cô đơn bên trời Nam,giờ lại cô đơn bên trời Tây. Khi người ta đã bỏ lỡ cơ hội thì khó mà tìm lại được.
              Quay lại Pari, Trần Đức Thảo sống tạm bợ trong căn phòng xép trên tầng 5, nhà khách của Đại sứ quán Việt Nam.  Nhả báo Nguyễn Đức Hiền tả lại cảnh sống của ông như sau: “Một ông già ở độ tuổi cổ lai hy, khoác chiếc áo cũ màu tím dài chấm gót, bưng bê lỉnh kỉnh mọi thứ xoong chảo, chai lọ leo lên, leo xuống hàng trăm bậc thang tự lo lấy bữa ăn cho mình. Ông già ấy cứ hành trình chừng mười bậc thì dừng lại,  tựa người vào hành lang đứng nhắm mắt, há miệng thở như thổi bễ”.
              Một chiều mùa Hè năm 1993, ông già ấy gục xuống tại bậc cầu thang, không bao giờ gượng đứng dậy được nữa. Mấy ngày trước đó  chính phủ Pháp  thương tình cấp cho ông một suất lương hưu.
              Giáo sư Trần Văn Giàu viết: “Ở Việt Nam, người duy nhất được coi là Nhà triết học chỉ có Trần Đức Thảo mà thôi!”. Bùi Văn Nam Sơn viết: “Đó là một trong những người Việt Nam hiếm hoi được học đến nơi đến chốn!”.
                 Vâng, nhưng ông lại là người: “Không có tấc đất cám dùi” trên quê hương yêu dấu  của mình.
                 Buổi chiều mùa Xuân, các liền anh liền chị đang tập dượt tiết mục để chuẩn bị đi dự Hội Lim. Tôi muốn sáng tác một bài hát theo điệu dân ca Quan họ về cụ Trần Đức Thảo nhưng trạng thái u uất về kiếp đời đen bạc của một tài danh hiền triết giàu tâm đức đã khiến tôi chỉ biết ngồi ngây ra  trầm tư, suy cảm mà đau đời. Cụ là bậc đại trí thức, còn tôi chỉ là kẻ hậu thế chưa vượt ra khỏi tầm nhìn hạn hẹp. Có điều tôi thuộc số đông, còn cụ là tiểu số nên cụ không có đất “cắm dùi”. Một tài danh với nhân cách cao thượng kính nể, dù đã được báo trước là không có “đất cắm dùi”, nhưng vẫn thầm lặng, bền gan nuôi chí lớn vì dân sinh, dân chủ, tìm lối ra cho những chủ thuyết đã bị dựa trên nền triết học đóng khung.
           Năm 2.000, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học xã hội.
             Bởi với ông, “thời gian là con số của sự vận chuyển từ trước tới sau, chứ không phải vĩnh hằng bất động", Hai bài báo của ông bi quy tội: “Nội dung xã hội hình thức tự do” và “Nỗ lực phát triển tự do dân chủ”, nay vẫn mang đậm giá trị đương đại.

M.D