Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

lạm phát thấp bất thường




Thứ sáu, 27/4/2012, 08:13 GMT+7  (vnexpress.net)
     
Ông Lê Đăng Doanh: 'Lạm phát thấp hiện nay là bất thường'

Lãi suất giảm, lạm phát thấp song Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương lo ngại, nền kinh tế có thể rơi vào vòng xoáy nguy hiểm vì doanh nghiệp phá sản, tăng trưởng trì trệ.


- Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP dự kiến năm nay khoảng 6-6,5% nhưng nhiều chuyên gia kinh tế đều cho rằng, chỉ tiêu này rất khó đạt. Ông có dự báo như thế nào về việc đạt mục tiêu tăng trưởng?

- Tôi cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,5% sẽ rất khó đạt được vì đầu tư xã hội dự kiến còn 33,5% GDP. Năm 2011, chúng ta đầu tư 39,8% GDP nhưng tăng trưởng chỉ đạt 5,89%. Thống kê cho thấy đã có 2.200 doanh nghiệp phá sản và 12.000 đơn vị đăng ký ngừng kinh doanh. Rõ ràng, đây là con số rất đáng lo ngại.

Cùng với đó là tiêu dùng điện cho sản xuất giảm mạnh, nhập khẩu nguyên vật liệu cũng giảm (bông giảm 30%, sợi giảm 14%, tín dụng giảm 1,96%). Ngược lại, tồn kho hàng hóa tăng 34%, một con số không nhỏ. Tôi e rằng, tình hình này sẽ tác động xấu đến việc làm, thu nhập của người lao động kéo theo những tiêu cực khác về xã hội.

- Ông nhận xét thế nào bức tranh kinh tế Việt Nam qua con số lạm phát 4 tháng đầu năm rất thấp, quý I xuất siêu lên tới 224 triệu đôla nhưng tăng trưởng chỉ đạt 4%?

- Không nên quá chủ quan vì mức lạm phát thấp. Thực tế, lạm phát thấp là do sức mua giảm mạnh, hàng hóa không bán được và lượng tồn kho cao. Còn xuất siêu chủ yếu do nhập khẩu giảm chứ tăng xuất khẩu chưa cao. Tôi cho rằng, chỉ số CPI tháng 4 chỉ tăng 0,06%, vì chỉ số giá đã chịu tác động rất lớn từ vụ bê bối chất tạo nạc trong thịt lợn, khiến mặt hàng chiếm quyền số lớn trong rổ hàng hóa giảm giá mạnh.

Rõ ràng CPI đã đi phi quy luật vì có hiện tượng bất bình thường. Khi cung cầu ổn định, chắc chắn chỉ số giá sẽ biến động trong tháng sau khi giá xăng dầu, giá thuốc, viện phí tăng.




Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý Kinh tế Trung ương Lê Đăng Doanh. Ảnh: B.D.


- Theo ông, đâu là nguyên nhân khi trần lãi suất đã giảm từ 14% xuống 12% một năm, lãi suất cho vay cũng hạ nhiệt nhưng doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được vốn?

- Thực ra, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng có rất nhiều nguyên nhân; trong số đó có lý do doanh nghiệp ế hàng dẫn đến tồn kho lớn, không trả được nợ cũ và họ không còn tài sản thế chấp. Cũng có trường hợp một số doanh nghiệp khác không chịu được mức lãi suất tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao. Đa số doanh nghiệp chỉ cần vay vốn lưu động, nhu cầu vay cho đầu tư mở rộng sản xuất rất thấp.

Thực tế, hàng nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không có nhu cầu vay vốn. Vòng quay đồng tiền đã giảm từ 2,5 xuống còn 0,8 cho thấy tiền tệ có dấu hiệu bị ngưng trệ. Do đó, theo tôi, vấn đề quan trọng là cần có phương án khoanh, giãn nợ, cho vay bắc cầu để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có điều kiện sản xuất tốt được vay vốn và hoạt động trở lại.

- Kinh tế Việt Nam đang suy giảm nhưng chứng khoán lại tăng trưởng rất mạnh trong thời gian gần đây, thậm chí còn trở thành thị trường hút ròng gần 100 triệu đôla từ nước ngoài. Ông nhận định thế nào về hiện tượng này?

- Thời gian dài vừa qua, giá cổ phiếu đã xuống thấp dưới giá vốn. Một số nhà đầu tư nước ngoài đã tận dụng cơ hội này để mua vào nên vốn ngoại tăng mạnh dẫn đến thị trường được hồi phục khoảng 30%. Tôi cho rằng, chỉ khi kinh tế hồi phục thì thị trường chứng khoán mới tăng trưởng vững chắc được.

- Giá điện tăng cuối năm 2011, rồi giá xăng tăng 2 lần trong 1 tháng gần đây, ông có nhận xét gì về khả năng kiềm soát lạm phát năm 2012 khi Ngân hàng Nhà nước liên tiếp giảm lãi suất ?

- Kinh tế Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với sức ép tăng giá. Tuy vậy, nhìn chung do sức mua đã kiệt quệ nên năm 2012, tôi cho rằng, lạm phát sẽ không cao như 2011. Đây là điều chúng ta có thể tin tưởng. Còn đưa ra con số cụ thể là bao nhiêu phụ thuộc rất nhiều vào các thông số từ nay đến cuối năm.

- Vậy để thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhưng vẫn đảm bảo an sinh xã hội và kiềm chế lạm phát thì các chính sách kinh tế cần có thay đổi gì?

- Mấu chốt vấn đề theo tôi lúc này là cần thực hiện tái cấu trúc kinh tế, cải cách thể chế, bộ máy cũng như doanh nghiệp Nhà nước. Cần phải thực hiện hệ thống quản trị chuyên nghiệp, công khai minh bạch, làm rõ quyền chủ sở hữu vốn trong doanh nghiệp Nhà nước. Một trong những cốt lõi là làm rõ trách nhiệm giải trình, vì tiền của doanh nghiệp Nhà nước cũng từ người dân mà ra. Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc thất thoát phải giải trình đầy đủ, công khai trước nhân dân.

- Theo ông, thách thức lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam trong 8 tháng còn lại của năm là những vấn đề gì?

- Trong 8 tháng tới thách thức của nền kinh tế Việt Nam là rất lớn. Vì kinh tế thế giới đang trong tình trạng khó khăn, nên Việt Nam sẽ phần nào bị tác động. Kinh tế châu Âu, Mỹ khó khăn, tăng trưởng của Anh và Pháp âm sẽ làm cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam bị hạn chế. Trong bối cảnh doanh nghiệp trong nước khó khăn, Nhà nước phải cứu họ. Ngân hàng phải hỗ trợ doanh nghiệp thay vì cứu các đơn vị thân quen. Chính sách vay vốn phải công khai minh bạch, tránh hiện tượng lo lót cho các doanh nghiệp sân sau.

Bên cạnh đó, theo tôi không thể xem thường tác động xã hội của việc hàng loạt doanh nghiệp đình chỉ hoạt động, giải thể, nhất là đối với lĩnh vực bất động sản, xây dựng. Bởi cùng với việc ngưng trệ sản xuất, phá sản thì hàng nghìn người lao động sẽ không được trả lương. Theo tôi, nếu những vấn đề này không được giải quyết triệt để thì Việt Nam sẽ rơi vào vòng xoáy rất nguy hiểm. Đó là doanh nghiệp phá sản, người lao động mất việc làm, tâm lý xã hội hoang mang gây ra hệ lụy là kinh tế khó tăng trưởng.

Hoàng Lan - Nhật Minh

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/04/ong-le-dang-doanh-lam-phat-thap-hien-nay-la-bat-thuong/


Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

chào xin lỗi


Tui buồn vì mấy hôm nay không đụng pc được, vì cái máy phải cho thằng cháu làm vệ sinh. Đó là lời xin lỗi thô mộc của tôi, mong được xí xóa.
Xin tiếp tục tào lao bằng câu chuyện "thường ngày ở ta", lấy từ cuốn "Những câu chuyện hài" của Long phi:

"Có lần tôi chạy xe tải đường dài với một tài xế. Lúc đi qua thôn trang nọ, có một nông phu trạc tuổi trung niên bỗng chạy nhanh qua đường, xe tải phanh giật lại, xém tông vào ông ta. (thắng lại nghĩ chắc là an toàn hơn phanh? (người dẩn)).
Người nông phu nổi cơn tam bành, hướng về tài xế chửi rủa không ngớt.
Tài xế không thèm nhếch mép, châm một điếu thuốc, từ từ hút, nghe vị nông phu chửi từ "thôn chửi" lên tới "cuốc chửi". Tài xế hút xong điếu thuốc, nông phu vẫn còn chửi.
Lúc này bác tài xế mới tức giận quát: "Nếu lúc nãy tôi phanh chậm chút nữa thì đã tông chết ông rồi, liệu bây giờ ông còn đứng đó mà chửi tôi được không?".

(Tui mấy lần va chạm giao thông ở đất nước mến yêu, (tui còn đất nước nào khác?), tui rất yên tâm như bác tài kia, mọi sự nên tin tưởng mà giao cho... bề trên).


Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

chuyện Kennedy vui vui



Vào năm 1962, cả nhà Kennedy đến thăm nước Pháp. Jacqueline (vợ ông) nói tiếng Pháp khá tốt, nhân dân Pháp và tổng thống Pháp rất có thiện cảm với họ. Ngày cuối cùng ở Paris, tại cung điện Mùa hè, Kennedy có buổi họp báo. Ông đã nói với phóng viên rằng: "Tôi tự giới thiệu với các vị, tôi là Kennedy, được đi cùng với Jacqueline tôi rất vinh hạnh".

Lời bình:

Phải chăng bạn cũng từng mất đi cơ hội thể hiện mình nên không vui? Phải chăng bạn đã từng vì vợ mình giỏi hơn  mình mà mất vui? Vậy thì hảy nhìn tổng thống Kennedy! Lão tử nói: "Không tự cho mình là lớn, mà rốt cuộc trở thành to lớn". Sự hài hước và thoáng đạt của Kennedy rốt cuộc tự nó trở thành điều lôi cuốn mọi người.

(lấy từ cuốn Những câu chuyện hài, nhà xuất bản Thời đại)





Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

trùng khánh




Trong giây phút lãng mạn, người viết này có mơ đến ngày về hưu thì sẽ... viết kịch! Nhưng coi như chuyện ấy khó thành vì những gì được thấy từ Trùng Khánh, dù chỉ một phần, cũng có thể khiến thiên tài Shakespeare, tác giả Bi kịch Macbeth, phải giải nghệ. Vì tưởng tưởng chưa tới....  Người viết tầm thường này đành trở lại nghiệp bình luận, nói chuyện về Trùng Khánh và vụ Bạc Hy Lai ngã ngựa.



Trước hết là về bối cảnh, tiền trường và hậu trường...

Mùa Thu năm nay, có thể vào Tháng 10, Đảng Cộng sản Trung Hoa có Đại hội khóa 18. Qua "Thập Bát Đại", 2.270 đại biểu của hơn 80 triệu đảng viên sẽ bầu ra Ban chấp hành Trung ương gồm hơn 350 Trung ương Ủy viên và Dự khuyết. Rồi Ban Chấp hành bầu ra Tổng bí thư đảng, và Bộ Chính trị gồm 25 Ủy viên - bên trong có chín người của Thường vụ Bộ Chính trị - và hơn chục ban bệ khác của đảng. Từ đấy mới có những người sẽ lãnh đạo nhà nước, quốc hội, chính phủ, quân đội, v.v... Đấy là mặt tiền. Là dân chủ tập trung, từ dưới lên!

Thực tế nơi hậu trường thì mọi việc phải do Bộ Chính trị của Đại hội 17 chuẩn bị từ trước.

Đại hội năm nay có tầm quan trọng 10 năm mới thấy một lần, là đề cử thế hệ lãnh đạo thứ năm, sau các thế hệ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào. Trong cơ chế quyền lực tối cao là Thường vụ Bộ Chính trị sẽ chỉ có hai người ở lại: Phó Chủ tịch Tập Cận Bình và Phó Thủ tướng Lý Khắc Cương, với hy vọng lên thay Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo kể từ đầu năm tới. Hai nhân vật này đã được cân nhắc, chọn lựa và cất nhắc từ Đại hội 16, 10 năm về trước. Cũng theo tinh thần này, Đại hội 18 sẽ cân nhắc và chọn lựa trước những đảng viên trẻ sẽ là thế hệ lãnh đạo thứ sáu, cho 10 năm sau.

Còn lại Đại hội 18 sẽ chọn bảy Ủy viên mới của Thường vụ Bộ Chính trị trong số 25 Ủy viên Bộ Chính trị hiện nay. Việc đề tử "thất hiền" đó là trận thế của nền dân chủ "với màu sắc Trung Hoa", và theo "định hướng xã hội chủ nghĩa"....

Trong số các Ủy viên Bộ Chính trị có triển vọng được vào Thường vụ có Bạc Hy Lai, Bí thư Trùng Khánh từ gần năm năm trước, sau khi đã là Bộ trưởng Thương mại và Bí thư Liêu Ninh. Bạc Hy Lai là con trai của công thần Bạc Nhất Ba, một trong "bát đại nguyên lão" từ thời Cách mạng dựng nước. Vì xuất xứ đó, Bạc Hy Lai được coi là thuộc "Thái tử đảng". Dù Bạc Nhất Ba từng là nạn nhân của Mao trong cuộc Đại Văn Cách, Bạc Hy Lai vẫn trung thành với đảng và còn đặc biệt tôn sùng Mao Trạch Đông.

Thành tích của Bạc Hy Lai là phát triển thành phố Trùng Khánh có hơn 30 triệu dân lên hạng siêu quần.

Là một trong năm đơn vị hành chánh do Trung ương quản lý, Trùng Khánh khác hẳn bốn thành phố Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân hay Quảng Châu, vì bị khóa trong đất liền. Chứ không mở ra buôn bán với thế giới bên ngoài như các tỉnh, thành duyên hải.

Vậy mà nhờ Bạc Hy Lai, Trùng Khánh vẫn đạt mức tăng trưởng cao nhất khi các tỉnh thành kia đều sa sút vì nạn suy trầm toàn cầu - mà lại khá công bằng đáng kể về lợi tức. Nơi đây, người người đều an vui với tốc độ đô thị hóa rất nhanh mà chả thấy có khiếu kiện về nạn cướp đất và thôn dân còn có vẻ khá giả hơn thị dân. Và Trùng Khánh cũng thu hút được đầu tư ngoại quốc để trở thành một trung tâm sầm uất.

Bí quyết của họ Bạc là trung ương tại Trùng Khánh quyết định mọi việc chi thu hay đầu tư và ban phát phúc lợi chứ không dại gì cho các đơn vị hay doanh nghiệp ở dưới được tự do như trong các tỉnh thành duyên hải miền Đông. Nhờ vậy, người ta nói đến "Mô hình Trùng Khánh", với triển vọng trở thành mẫu mực và thí điểm mà các nơi khác có thể áp dụng.

Ưu thế của Trùng Khánh còn nổi bật ở nỗ lực trị an của họ Bạc.

Là một trung tâm của các tổ chức tội ác, loại "mafia" với màu sắc Trung Hoa, hay các hội kín bí hiểm được gọi là "Tam Hợp", Trùng Khánh được Bạc Hy Lai khai quang: mọi sự cấu kết giữa đảng viên cán bộ cường hào ác bá với tổ chức tội ác của xã hội đen đều bị quét sạch. Đấy là chuyện mà Bạc Hy Lai gọi là "đả hắc" - diệt xã hội đen – dù là khi càn quét như vậy, họ Bạc cũng hơi nặng tay vì nhân đó dẹp hết mọi sự chống đối quyền lực và quyền lợi của mình!

Thủ túc đắc lực và thân tín của họ Bạc trong nỗ lực nhổ cỏ dại là Giám đốc Công an Vương Lập Quân, võ sĩ gốc Mông Cổ được đưa từ Liêu Ninh về. Là bí thư đảng trong bộ máy công an Trùng Khánh, Vương Lập Quân được cất nhắc lên kiêm nhiệm chức vụ Phó Thị trưởng thành phố.

Với thành tích "phát triển bình đẳng", Bạc Hy Lai còn đề cao tư tưởng công bằng từ gốc, từ họ Mao. Cho nên cùng với thành tích "đả hắc", họ Bạc mở chiến dịch "thanh hồng": đoàn ngũ hóa quần chúng dưới lá cờ đỏ, tiếng ca ái quốc và khẩu hiệu sùng Mao. Không chỉ là một thí điểm phát triển, Trùng Khánh còn có khả năng bảo vệ sự trong sáng của chế độ theo đúng tư tưởng Mao Trạch Đông.

Nhờ vậy, họ Bạc trở thành khuôn mặt sáng của phái "Tân Tả", thành phần thủ cựu nhất. Lại sẵn tư thế là con trai Bạc Nhất Ba, Bạc Hy Lai xây dựng quan hệ tốt với nhiều tướng lãnh, nhất là những người trong Lộ quân thứ 14 do thân phụ thành lập năm xưa. Đó là mặt tiền.

Mặt hậu của họ Bạc cũng là mặt dầy không kém.

Bạc Phu nhân là luật gia khét tiếng vì đã từng thắng kiện tại Hoa Kỳ. Nhũ danh Cốc Khai Lai, phu nhân ta cũng là con cháu công thần, Tướng Cốc Cảnh Sinh - sĩ quan của trận đánh Việt Nam năm 1979 - họ bên ngoại còn là hậu duệ của danh sĩ Phạm Trọng Yêm nổi tiếng từ đời Tống. Trong khi hoạn lộ của chồng thênh thang mở rộng, Cốc Khai Lai cũng ra sức làm ăn và trở thành khá giả với doanh nghiệp tên là "Horus L. Kai": Horus là tên một nữ thần của Ai Cập thời cổ chứ chẳng tầm thường gì đâu! Có phiên âm thì sẽ ra cái tên rất kỳ, là Hà Lỗ Tư. Hà Lỗ Tư Khai?!

Con trai của hai người là Bạc Qua Qua được gửi qua Anh học trong trường ốc trung học rồi đại học của quý tộc đại gia và nay đang là sinh viên Harvard bên Mỹ. Là con dòng cháu giống, cậu Bạc Qua Qua này học như chơi và chơi hơn quý tộc Âu Châu hay tư bản Mỹ. Với chiếc Ferrari cáu cạnh vừa cắt chỉ - dĩ nhiên phải là màu đỏ - cậu đã từng vào tư thất của Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh mời con gái Đại sứ Jon Huntsman du ngoạn và trước đó, mắng cả cảnh sát!

Báo chí xấu miệng thì nói vậy, chứ sự thật thì Bạc Hy Lai mới xứng là ngôi sao với vẻ mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.

Mọi người đều công nhận họ Bạc có tư thế và bộ điệu của một nghệ sĩ Tây phương, hoặc chính khách Âu Mỹ. Vốn dòng ngớ ngẩn, truyền thông Mỹ sánh Bạc Hy Lai với Tổng thống John Kennedy. Tài hoa, đẹp trai, ăn ảnh và áo khăn dịu dàng giữa các đồng chí xám xịt trong bộ điệu cứng ngắc với nét mặt nghiêm và buồn! Bạc Hy Lai chuẩn bị sự nghiệp trở thành "thất hiền" như người đang tranh cử tại Mỹ vậy! Với rất nhiều màu sắc tôn sùng cá nhân.

Đó là về bối cảnh.

Thế rồi một buổi chiều.


***


Hôm mùng sáu Tháng Hai, trùm công an là Vương Lập Quân bỗng dưng giả dạng thường dân, đi xe mang số ẩn tế, từ Trùng Khánh qua thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên vào thẳng tòa Tổng lãnh sự Mỹ ở Thành Đô. Một ngày sau ông mới trở ra và được công an dàn chào ở ngoài rồi đưa đi mất biến. Chính thức là được "an dưỡng" tại Bắc Kinh vì lao lực. Thực tế là bị điều tra.

Nội vụ đổ bể vì có tin là Vương Lập Quân vào sứ quán Mỹ xin tỵ nạn, đem theo nhiều hồ sơ mật liên quan đến chuyện tham ô và tội ác của thượng cấp cùng gia đình.

Hiển nhiên là ở cấp bậc đó, họ Vương cũng biết rằng Chính quyền Barack Obama và Bộ Ngoại giao Mỹ không thể đáp ứng đòi hỏi đào tỵ này. Huống hồ là sau đó có mấy ngày Phó Chủ tịch Tập Cận Bình lại chính thức thăm viếng Hoa Kỳ. Nhưng, chắc là viên Giám đốc Công an này lâm vào đường cùng và lo cho tính mạng vì cũng biết là đã đụng vào cái vẩy ngược của con rồng bạc.

Sau đó là một trận lụt về tin tức, tin đồn và những quyết định quái lạ.

Hôm 15 Tháng Ba, ngay sau 10 ngày của Hội nghị kỳ Năm của Quốc hội khóa 11 vào Tháng Ba, Bạc Hy Lai mất chức Bí thư Trùng Khánh. Rồi Thứ Hai mùng chín vừa qua, ông bị đuổi ra khỏi - lần lượt - Bộ Chính trị và Trung ương đảng. Lý do là "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" - diễn giải theo lối khán giả ngồi xem vở hát bội này là "tham nhũng".

Thông báo chính thức của Bắc Kinh còn cho biết Bạc Phu nhân là Cốc Khai Lai cũng bị câu lưu – ngôn từ chính thức là "giao cho công lý" – vì liên hệ đến một vụ án mạng.

Sự nghiệp chính trị của Bạc Hy Lai coi như kết thúc.

Chuyện tù tội của Bạc Ông và Bạc Bà có thể đã bắt đầu, theo thứ tự điều tra lần lượt của ban Kỷ luật Trung ương, rồi công an, sau đó mới đến toà án. Những chuyện này có lẽ ngày nay ai ai cũng đã biết. (Từ mấy tháng nay, người viết đã nhiều lần có dịp trình bày về "Mẫu mực Trùng Khánh" và Bạc Hy Lai nhưng vẫn phải nhắc lại ở trên vì chuyện này quá sức rắc rối)


Sau đây mới là lời bàn....

***


Bạc Hy Lai có một hai người thân tín, trong đó một doanh gia người Anh, có thể là quản gia và ông cò về kinh doanh cho Cốc Khai Lai. Quản gia khi lo cho cậu ấm Bạc Qua Qua qua Anh vào học loại trường mà thường dân có khi phải ghi danh từ khi... vừa ra đời mà chưa hy vọng. Và ông cò là khi thu xếp việc giới đầu tư gặp gỡ Bạc Bà. Thế rồi vì chuyện "quân phân bất tề", nôm na là chia chác không đều, mà ông Neil Heywood này bỗng đột tử vì uống rượu dù chẳng là tay nghiện rượu. Và thi hài được công an Trùng Khánh lập tức hỏa táng mà khỏi cần giảo nghiệm.

Vương Lập Quân có thể đã có chứng cớ về quan hệ bất chính của họ Bạc với các tổ chức tội ác mà còn cho thượng cấp biết rằng mình nghi là có bàn tay của bà nhà trong cái chết của Neil Heywood.

Sau những biến động Tháng Hai của vụ Vương Lập Quân muốn đào thoát, và những tin đồn về cái chết mờ ám của Neil Heywood, Chính quyền Anh bèn yêu cầu Bắc Kinh mở cuộc điều tra. Nhờ vậy, người ta còn biết là trước khi vào toà Tổng lãnh sự Mỹ, Vương Lập Quân đã tính vào tòa Tổng lãnh sự Anh và sau đó mới gõ cửa Hoa Kỳ. Và trước khi Neil Heywood chuyển sang từ trần thì đã tỏ vẻ âu lo cho an ninh và tính mạng của mình vì nằm trong tầm nhắm của Bạc Bà.

Bi kịch Bạc Hy Lai vì vậy có đầy đủ kích thước quốc tế của truyện gián điệp chính trị giả tưởng. Nhưng đó là chuyện nhàm, ở ngoài da.

***

Chuyện sâu xa hơn nằm ở khía cạnh quốc nội.

Ngay sau khi Bạc Hy Lai mất chức Bí thư Trùng Khánh đã có tin đồn là họ Bạc đã tính cùng với Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nhân vật thứ chín trong đảng và là Trưởng ban Chính pháp Trung ương, tiến hành đảo chánh. Ban Chính pháp Trung ương thực tế chỉ huy hai bộ phận là nội vụ (Bộ Công an) và an ninh tình báo (Bộ Quốc an hay An toàn Quốc gia). Chu Vĩnh Khang là người đến lúc cuối vào Tháng Ba, duy nhất trong đám "thất hiền", vẫn tìm cách cứu lấy sự nghiệp Bí thư Trùng Khánh của Bạc Hy Lai. Họ Chu sẽ ra đi sau Đại hội 18 và có lẽ chuẩn bị cho họ Bạc sẽ kế nhiệm trong vai trò trùm cớm và trưởng lưới tình báo trung ương.

Nếu hai họ Chu và Bạc lại cùng một số tướng lãnh tính chuyện "quốc sự" ngay trước Đại hội 18 thì quả là nghiêm trọng.

Người ta khó biết được sự thật trong nền dân chủ tập trung đặc quánh như vậy.

Nhưng lãnh đạo không thể yên tâm. Sau khi họ Bạc mất chức Bí thư Trùng Khánh, dân chúng đồn đãi linh tinh trên mạng, nhiều phe nhóm cực tả hay Maoít - trong cánh Tân Tả của họ Bạc - còn bênh vực đường lối Mao Trạch Đông và thành tích của Bạc Hy Lai tại Trùng Khánh. Mà chuyện ấy vẫn xảy ra sau khi Tổng lý Quốc vụ viện là Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã phát biểu trước Quốc hội hôm 14 Tháng Ba, rằng thành quả của Trùng Khánh là của nhiều cơ sở hành chánh – không của riêng Bạc Hy Lai – và rằng Trung Quốc đang gặp nguy cơ khủng hoảng như trong cuộc Cách mạng Văn hoá Vô sản Vĩ đại thời 1966-1976. Một lời cảnh báo cực kỳ nghiêm trọng khi được công khai hóa.

Truyện trinh thám của xã hội đen dưới lá cờ đỏ bỗng thành chuyện quốc sự. Quốc sự ở chỗ nào?


***


Cho tương lai trước mặt, lãnh đạo Bắc Kinh hay Bộ Chính trị có ba ngả đường.

Cải cách hơn nữa, kể cả kinh tế lẫn chính trị. Đó là chủ trương của một số người, nhất là thị dân và trí thức, trong đó có Bí thư tỉnh Quảng Đông là Uông Dương, người cũng hy vọng bước vào cõi "thất hiền". Ngả thứ hai là trở lại đường lối cào bằng và tập trung quyền lực theo kiểu Mao Trạch Đông. Họ Bạc đang nắm lá cờ đó, với hậu thuẫn của nông dân, một số sĩ quan hay những đứa trẻ đang tập sự làm Vệ binh đỏ. Ngả thứ ba là hãy cứ từ từ mà tính, dù có gì thì phải giữ nguyên trạng, chứ đứng tiến quá ra thành phố mà cũng chẳng lùi vào nông thôn. Hãy trung dung và "kiến cơ nhi tác".

Thật ra, ngoài áp lực dù sao vẫn vô hiệu của quốc tế, phe cải cách này vẫn chưa đủ mạnh và nhóm chủ trương bảo vệ nguyên trạng vẫn có thể dung hoà hoặc xử lý được. Chứ phe thủ cựu theo kiểu "Tân Tả" có khi lại là vấn đề. Và nếu chặt lá cờ đầu trong tay họ Bạc, triều đình ở trên có thể bị loạn. Vì vậy, Bạc Hy Lai phải ra đi.

Nhưng không như là nạn nhân của một vụ đấu tranh chính trị mà vì dính líu đến cái tội rất phàm, chẳng ai dung tha được: tội sát nhân!

Không chỉ đốn ngã Bạc Ông, Bộ Chính trị và đa số theo chủ trương bảo vệ nguyên trạng, phải dìm Bạc Bà xuống rãnh. Dù Mao có sống lại thì chẳng ai còn bênh vực nổi những kẻ đã tham ô, có quan hệ với tổ chức tội ác, lại còn can dự vào một vụ giết người. Mà là người ngoại quốc, của xứ Hồng mao!

Cho nên chiến dịch thanh quang Trùng Khánh có thể là kết quả của một quyết định chiến lược về tương lai.

Nhưng tại sao người viết lại suy đoán như vậy?

***


Vì cùng lúc có tin họ Bạc ngã ngựa và mất cả yên cương lẫn cái phao rất mềm ở nhà, Trùng Khánh bỗng dưng có biến!

Cả vạn người trong quận Vạn Thịnh ở ngoại thành Trùng Khánh tại phía Đông Nam đã biểu tình trong hai ngày 10 và 11 và đụng độ với cả ngàn công an. Họ xuống đường phản đối dự án sát nhập Vạn Thịnh vào quận Kỳ Giang, cũng thuộc Trùng Khánh ở phía Nam. Họ phản đối vì dự án sẽ gây thiệt hại cho kinh tế và phúc lợi của Vạn Thịnh vốn có dân số gần ba mươi vạn, chỉ bằng một phần ba của Kỳ Giang. Ngẫu nhiên sao, người khởi xướng dự án sát nhập này lại là Bạc Hy Lai!

Khi chính người dân Trùng Khánh lại biểu tình chống lại một chủ trương của họ Bạc thì ta phải hiểu rằng "quần chúng đã lên tiếng".

Nghĩa là từ truyền thông ở trên đến quần chúng ở dưới đã được huy động để hoàn toàn đưa Bạc Hy Lai, gia đình cùng phe cánh vào cửa sau của lịch sử, là chữ văn hoa để nói về đồng rác.

Bạc Ông và Bạc Bà đều có bản lãnh ghê người, mà không thể lọt qua kẽ tay của đảng chỉ vì tham vọng đã dẫn tới sự chủ quan nguy hiểm cho cả bản thân lẫn trung ương. Sau những vụ thanh trừng và tàn sát năm 1989, lần này, đảng Cộng sản lại biểu diễn một chiêu ngoạn mục khác. Rợn người.

Bi kịch về tham vọng trong vở Macbeth mới chỉ là trò vui của Tây phương mà thôi.


nguồn: net.


Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

30.4 lịch sử


30-4 lịch sử
  Thứ tư, 27/04/2011 06:42  
 


(BNS) 30 tháng 4 ngày muôn năm lịch sử
Đất nước anh hùng thế kỷ XX
Toàn dân Việt Nam tất cả vui cười
Mỹ cút ngụy nhào như lời Bác Hồ dạy
Toàn thế giới mọi người đều nhìn thấy
Đánh thực dân Pháp Mỹ Việt Nam chỉ một ý chí
Giành độc lập tự do hạnh phúc con người
Đó là chủ quyền không ai được xâm phạm
Sử sách Việt Nam không bao giờ quên
Cách mạng tháng 8-1945 - 30-4-1975
Cả thế giới đều kính nể tôn trọng Việt Nam

 
  ĐẶNG HẢI

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

xin lỗi


Xin lỗi quý hảo bằng hữu (hảo bằng hữu là chữ của Hương Quê hồi đó),
hôm rày lu bu công chuyện ít ghé chòi, bụng trách dạ. Có hôm chuyển bài trong email của Hồng Anh lên mà không coi kỹ, mém chút mích lòng hàng xóm, may nhờ có một huynh đệ nhắc nhỡ, kéo xuống.

Hôm nay, và hổm rày, thấy thiên hạ lai rai nhắc tháng tư xưa, bụng dạ mình cũng lào cào... cũng lục lại trong đầu những dòng suy tưởng rời rạc năm nào:


khi ngai vàng sụp đổ
lũ vua quan ra đi khốn khổ
đám quần thần ngơ ngác nghiến răng
đám bại binh tủi hổ

khi ngai vàng sụp đổ
những sơn son thiếp vàng tróc lở
đám dân đen ngẫm thân phận uất hờn
sầu tích đó, sử sầu ghi ghi mãi
thương đau đó, một cơn mơ đâu dể xóa nhòa

khi tôi bước chân xuống đồi
trí óc nặng nề hành trang trống rỗng
còm cõi đôi tay vạn lý hồng trần

khi em bước chân xuống đồi
có được niềm vui nào để mang theo?
riêng trái tim ta co mình chắt máu
trên nước non đâu bờ bến trùng phùng?!...

trời có thương ta? vẫn ngửa mặt khát khao sữa mẹ
Mẹ vẫn âm thầm rót lệ nuôi con
mà đàn con... lì đôi chân đá sỏi...

...


Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

câu chuyện về loài kiến - Hồng Anh chuyển




"Câu chuyện thần thoại về loài kiến" được nhiếp ảnh gia Andrey Pavlov kể lại sống động qua những bức hình sắp đặt. Người xem không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến những chú kiến biết kéo xe, may vá, cử tạ...

Nhiếp ảnh gia người Nga Andrey Pavlov đã cho ra đời một loạt các bức ảnh kì thú mang chủ đề: “Câu chuyện về loài kiến”.
Andrey Pavlov là nhiếp ảnh gia người Nga. Ông vừa thực hiện bộ ảnh mang tên 'Ant tales' (Câu chuyện về loài kiến). Bộ ảnh được nhiếp ảnh gia khẳng định là không hề có sự can thiệp, chỉnh sửa của công nghệ kỹ thuật số. Thay vào đó, ông nghiên cứu kỹ hành trình, thói quen của loài kiến và bỏ ra hàng giờ để thiết kế các bối cảnh. Ông đặt các đạo cụ bé xíu của mình trên đường đi của kiến, và chụp lại loài côn trùng trong mối tương tác với sân khấu tự tạo của mình. Trong ảnh, bầy kiến dường như đang nỗ lực tạo nên một cây cầu giữa đôi bờ, trên nền hậu cảnh là ánh hoàng hôn. Pavlov chia sẻ, với bộ ảnh nào, ông cũng muốn tạo nên một nhịp cầu nối liền hiện thực và những câu chuyện thần thoại.
Ông đã ghi lại những khoảnh khắc chuyển động phong phú trong cuộc sống thường ngày của loài kiến cùng với những vật liệu như quả mọng, những chiếc vỏ hạt, cành cây khô...
"Trong bảy năm qua tôi không rời chiếc máy ảnh của mình. Tuy nhiên, chỉ đến khi có con và bắt đầu đọc cho chúng nghe những câu chuyện cổ tích, tôi mới nhận ra có những việc mà mình đã không làm khi còn nhỏ. Đó là lý do khiến tôi quyết định bắt đầu tạo ra những câu chuyện cổ tích của riêng mình", nhiếp ảnh gia nói trên Telegraph. Trong ảnh, lũ kiến hào hứng leo lên các cỗ xe được làm từ hạt dẻ và vỏ hạt dưa của Andrey Pavlov.
Andrey Pavlov đã dành hàng giờ để tạo nên những hoạt cảnh thần kì.
Pavlov chia sẻ, ông từng làm việc nhiều năm trong ngành sân khấu nên có kinh nghiệm trong việc dựng bối cảnh.
Andrey Pavlov cho biết, ông nghiên cứu về loài kiến và thấy chúng có một hành trình rất cụ thể khi làm việc. Vì vậy ông đặt các đạo cụ của mình trên đường mòn của chúng, và chụp lại loài côn trùng trong mối tương tác với sân khấu tự tạo thu nhỏ của mình.
Theo Pavlov, kiến là một loài sinh vật có lối sống đáng khâm phục. "Chúng luôn chăm sóc con mình và rất quan tâm đến những con già yếu trong đàn", ông nói.
Những con kiến đang cố gắng vận hành chiếc kim đồng hồ - một cảnh sắp đặt đầy ngụ ý của Andrey Pavlov.
Những con kiến đang cố gắng vận hành chiếc kim đồng hồ - một cảnh sắp đặt đầy ngụ ý của Andrey Pavlov.
Mỗi một bức ảnh đều được chụp ở khoảng cách rất gần. Các bức ảnh được nhiếp ảnh gia người Nga thực hiện tại quê hương mình - một vùng nông thôn ở Nga.
Nhiếp ảnh gia tiết lộ, ông dùng ống kính macro để chụp những bức ảnh cận cảnh của loài kiến.
'Trong bảy năm qua tôi không rời chiếc máy ảnh của mình. Tuy nhiên, chỉ đến khi có con và bắt đầu đọc cho chúng nghe những câu chuyện cổ tích, tôi mới nhận ra có những việc mà mình đã không làm khi còn nhỏ. Đó là lí do khiến tôi quyết định bắt đầu tạo ra những câu chuyện cổ tích của riêng mình', nhiếp ảnh gia nói trên Telegraph.
Các bức ảnh được sắp đặt khéo léo, gợi không khí gần gũi với thiên nhiên sống động. Các bức ảnh được Andrey Pavlov thực hiện ở một nơi gần nhà ông ở Matxcơva.
Hai con kiến bày tỏ tình cảm với nhau.
Hai con kiến bày tỏ tình cảm với nhau.
Những chú kiến biết may vá.
Những chú kiến biết may vá.
Đàn kiến say mê thu hoạch hoa quả.
'Lực sĩ' kiến nâng được cả một cành cây khô.
"Lực sĩ" kiến nâng được cả một cành cây khô.
Theo International Business Times, Pavlov không sử dụng bất cứ yếu tố kỹ thuật số nào can thiệp vào những bức hình. Ông dùng ống kính macro để chụp những bức ảnh cận cảnh của loài kiến trong những sự sắp đặt đáng kinh ngạc, từ may vá tới tập cử tạ…
Một bức ảnh hé lộ hậu trường làm việc của Andrey Pavlov.
Hoàng AnhẢnh: Amusingplanet

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

tuổi trẻ chiến tranh



chợt người bạn già nhắc lời hát cũ: anh 20 vào quân ngũ em 16 đến vũ trường, lòng quay quắt xót xa tuổi trẻ quê hương... 
cảm ơn những người đã đưa những bài hát như vầy lên youtube, để chúng tôi được sống mãi với tâm thức quê hương.






Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

thu nhập quốc dân



Thu nhập người Việt Nam ở mức nào của khu vực?

Tư Hoàng
Thứ Năm,  29/3/2012, 16:58 (GMT+7)

(TBKTSG Online) - Thu nhập trung bình của người Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất xa so với các nước trong ASEAN và Trung Quốc, dù đã được cải thiện nhiều do đổi mới và mở cửa cách đây hơn một phần tư thế kỷ.

Trong khi đó, cơ hội để Việt Nam đuổi kịp Trung Quốc và các nền kinh tế ASEAN sẽ vẫn là viễn cảnh xa vời, nếu thiếu đi những động lực cải cách hơn nữa.

Đây là cảnh báo của một đề tài khoa học cấp nhà nước mang tên “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020: từ nhận thức với hành động” do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện.

Báo cáo này, thực hiện theo yêu cầu của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, trích dẫn số liệu về thu nhập của Việt Nam và các quốc gia khu vực do Quỹ Tiền tệ Quốc tế thực hiện năm 2010.

Theo đó, tính theo tỷ giá hối đoái, GDP đầu người của Việt Nam đã tăng từ mức 114 đô la năm 1991 lên 1.061 đô la năm 2010. Trong khi đó, GDP đầu người của Trung Quốc tăng từ 353 đô la lên 3.915 đô la trong khoảng thời gian trên.

Như vậy, thu nhập đầu người của Việt Nam tương đương 32% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 27% năm 2010.

Mặt khác, tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 706 đô la năm 1991 và lên tới 2.948 đô la năm 2010. Trong khoảng thời gian đó, con số này của Trung Quốc tăng từ 888 đô la lên 6.786 đô la.

Như vậy, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam bằng 80% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 43% năm 2010.

Bên cạnh đó, so với các quốc gia ASEAN khác, dù thu nhập của người Việt Nam đã dần được thu hẹp trong 20 năm qua, khoảng cách vẫn còn rất lớn ở vào thời điểm hiện tại.

Tiến sĩ Phạm Hồng Chương và các đồng sự ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo PPP chưa bằng 1/2 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/10 của Malaysia năm 1991.

Con số này đã vượt qua mức 3/4, 1/3 và 1/5 của các nước trên sau gần 20 năm.

Tóm lại, quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2010 đạt 1.061 đô la tính theo tỷ giá hối đoái, và 2.948 đô la theo PPP.

Tiến sĩ Phạm Hồng Chương nhận xét: “Đây là những chỉ số còn thấp xa so với mức bình quân chung của khu vực, của châu Á và thế giới”.

Ông nhận xét, sau hơn một phần tư thế kỷ đổi mới và mở của, Việt Nam đã chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm thu nhập trung bình, theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới.

Tuy nhiên, theo ông Chương, xét về nhiều mặt, động thái tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa thể hiện rõ quyết tâm và khả năng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu phát triển.

Trong khi đó, trong một vài năm gần đây, nền kinh tế còn bộc lộ nhiều rủi ro tiềm ẩn về tính bền vững của quá trình tăng trưởng.

Báo cáo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ ra thêm về thực trạng thất nghiệp ở mức 4,6% ở thành thị và 20% lao động ở nông thôn chưa được sử dụng; báo cáo nhận xét: “Như vậy, tỷ lệ trên tương đương với trên 10 triệu lao động thất nghiệp hoàn toàn ở Việt Nam”.

Thu nhập của người Việt Nam bị bỏ lại quá xa bởi các nước trong khu vực không phải là vấn đề mới.

Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.

Báo cáo này căn cứ vào tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người tính theo giá cố định trong giai đoạn 2001 – 2007 của các quốc gia và kết luận “thực tế là Việt Nam sẽ phải rất lâu mới theo kịp được”.


http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/doisong/74059


tưởng niệm Thanh Sơn, tưởng niệm tình yêu tuổi học trò








Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

những bức ảnh quá đẹp (Hồng Anh chuyển)





Do not skip the paragraph at the bottom 


 

 

 
 
 
 
 

  

 
 

 

 

 

 

"Right from the moment of our birth, we are under the care and kindness of our parents, 
and then later on in our life when we are oppressed by sickness and become old, 
we are again dependent on the kindness of others. Since at the beginning and end 
of our lives we are so dependent on other's kindness, how can it be in the middle 
that we would neglect kindness towards others?" 
-The Dalai Lama 

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Dễ thương.

Ký ức ...


6. Bạn bè có thể rời xa ta, nhưng ký ức thì còn đó mãi mãi

21 tuổi nghĩa là 21 năm sống trên cuộc đời này. Mình đã gặp rất nhiều người. Một số trong đó trở thành bạn, một số không. Những người trở thành bạn có thể vì nhiều lý do: cùng lớp, cùng trường hoặc giả quen nhau trên một diễn đàn trên mạng. Có những người thân hơn, có những người chỉ đôi lần gặp nhau, nói chuyện thấy hợp tính mình cũng xem nhau là bạn. Nhưng dù thân hay không thân, thì mỗi người đều có một vai trò trong cuộc sống của mình như những gam màu trong một bức tranh. Thiếu một màu sẽ làm bức tranh không trọn vẹn.

Nhưng tình bạn thường không kéo dài mãi mãi.

Rồi đến một thời điểm nào đó họ sẽ rời xa ta và đi trên con đường của riêng mình. Mỗi người có một chí hướng, một mục tiêu riêng. Nhiều khi, đi trên đường, ngang qua một đứa bạn cũ, mình mừng rơn. Nhưng phía đối diện đáp lại bằng cái nhìn ráo hoảnh, trống không. Hoặc giả có những tình bạn đã từng rất thân, nhưng một thời gian dài không nói chuyện. Đến khi gặp lại, cuộc trò chuyện là những câu đối đáp ngại ngần rồi im bặt.

Dẫu tình bạn rồi một ngày có thể ra đi, nhưng những ký ức về nó thì còn đọng lại. Mãi mãi. Nhắc người ta nhớ rằng đã từng yêu, từng ghét, từng vụng dại ngây ngô hay từng sống một cách trong trẻo và hồn nhiên thế nào icon smile 21 Điều Mình Đã Học Từ Cuộc Sống

Nên mình vẫn luôn giữ ký ức về những tình bạn đó, trong một ngăn kéo riêng và cẩn thận đặt vào trong lòng.