Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

sinh nhựt hai dân






















































thiệt ra thì cũng không cao hứng lắm đâu để mà tổ chức sinh nhựt. Cái này cũng từ Đặng Liên mà ra nữa. Lần trước Đặng Liên nhắc anh Hùng còn thiếu cái sinh nhựt, thế là phải "trả" (mà lại không có mặt Đặng Liên). Lần này, trong dịp tụ tập ở Bồ Công Anh quán, Đặng Liên lại hỏi tháng tới có sinh nhựt ai? Thế là cũng mượn dịp này đãi quý vị một chầu "cây nhà lá vườn" ở quán Bò nướng vậy. Và lần này cũng vắng Đặng Liên.

Thật vinh hạnh cho tui vô cùng khi quãng cách xa xôi mà bạn hữu chịu khó hiện diện để chỉ cùng nhau cười nói đơn sơ và tạm dùng những món ăn bình dân đến độ không thể bình dân hơn nữa được (không biết mặn, nhạt, chua, chát thế nào?). Thiện, Hòa từ tuốt Biên Hòa cũng về. Chung Hoa và Kim Hoàng thì công việc bận rộn lắm cũng góp mặt. "Võ sư bợm" Nguyễn Phi Hùng thì không nói, vắng anh này mới lạ à. Vắng thằng Lộc, nhớ!

Cảm ơn ba người đẹp ở cái độ "xuân xanh ngoái cổ". Không có ba vị trong buổi tiệc vui này thì cứ hãy thử tưởng tượng, như cái sân trường không có bóng áo dài. Còn nữa các "áo dài", mà người thì du lịch, người thì công việc... trong đó có Mỹ Hạnh, Ngọc Hiệp, cứ réo thèm bò nướng.  Ái Nhân không qua nhưng có gởi tui món quà, tui vừa đưa lên blog, thành thật cảm ơn.

Thật là hào hứng khi tái ngộ anh Dũng, anh Thắng, anh Huê. Bây giờ tui không nhớ mình đã nói chuyện gì, nhắc những kỷ niệm gì, nhưng tui nhớ anh Thắng và anh Huê cười nói giòn tan còn anh Dũng cười hiền như ông Phật.

"Giành micro" nhiều nhứt có lẽ là ông Trưởng thôn Gò Găng, cứ coi hình thì thấy. Có lẽ lâu lắm ổng mới được ngồi chung Hồng Anh, nên chi ổng hồ hởi.

Phần cuối buổi tiệc, tui có đem cây đờn bụi bám, dây chùng, thùng nứt của tui ra. Anh Dũng so dây hơi bị cực. Và Hồng Anh làm bài Tình khúc thứ nhất. Ở một không gian không được yên tĩnh, mà giọng ca miết vào tình yêu dĩ vãng, như cứa vào lòng người... đến độ tui quên chụp hình luôn...

Thật là một buổi họp mặt thân thương và đáng nhớ. (Tui "phấn khởi" quá, khi quý bạn về rồi, tui kêu mấy thằng em dọn một bàn nữa,  "làm" thêm cho đã cái sự đời)




Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

một bài thơ của một người bạn muốn giấu tên


Rồi sẽ có lúc ta trở về với cát,
Muôn vạn đam mê ,yêu, ghét ,gởi lại đời.
Ta mang theo gì ? hồn lạnh,xác tả tơi,
Một chút yêu thương biết ai còn lưu lại...
Trong trái tim , một thời từng bỏng cháy ,
Từng thì thào mật ngọt ái ân xưa.
Ôi những con đường, những chiều mưa của biển,
Tiếng sóng cùng mưa như biết nỗi niềm ta,
Không thét gào , không giận dữ yêu ma,
Mà chỉ khẽ làm yêu đương thức giấc.
Ta sẽ lặng im hoá thân vào cát bụi,
Linh hồn ta sẽ có chút ngậm ngùi,
Bởi ta đâu còn nữa những ngày vui,
Bởi ta sợ người chôn vùi ký ức.
Sao ta đi mà trái tim thổn thức !
Hãy nhẹ nhàng người vuốt mặt một lần sau,
Để ta ngờ mình vẫn có nhau,
Hồn ta nhẹ bay vào miền miên viễn.
( Tôi muốn viết cho một người bạn mà tháng ngày không còn ...)
L.N


Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

cảm tạ Ái Nhân








thiệt là hớn hở khi được nhận quà chúc sinh nhật như vầy. Cảm tạ sư tỷ!

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

sơn tinh và thủy tinh




Chẳng phe nào thắng

Như thông lệ, cuối thu Thuỷ Tinh lại kéo quân vào bờ để đấu với Sơn Tinh. Nhưng đã mấy lần khua chiêng gióng trống mà phía Sơn Tinh vẫn lặng như tờ. Mãi mới thấy Mỵ Nương cầm cờ trắng lấp ló, áo quần rách rưới, thân thể hao gầy. Thuỷ Tinh chưng hửng:
– Ủa, thế tinh binh của nàng đâu: Hổ? Voi? Bò tót?...
Mỵ Nương ngơ ngác:
– Mấy con đó là con gì? Nghe... quen quen nhưng không nhớ chúng hình dáng ra sao?
Thuỷ Tinh kêu trời:
– Than ôi, nếu không bệnh Alzheimer thì chắc nàng phải bị cướp bóc tàn tệ mới thê thảm thế này.
– Đừng xúc cảm, cũng đừng trông mong gì nữa vì em là gái đã có chồng!
– Sao nàng nói thế, bởi giờ nàng vừa ốm đói mà lại già nua! Hôm nay ta đến đây chẳng qua theo thông lệ mọi năm...
– Ra vậy. Lâu nay chồng em và nhà bác đấu đá nhau hoài em cũng chán nhưng phận bé mọn biết làm sao, chỉ mong bác hiểu ra rằng: “Nghĩ cho cùng mọi cuộc chiến tranh, phe nào thắng thì nhân dân đều bại!”
Thuỷ Tinh vỗ đùi:
– Nàng nói chí phải, chẳng qua Biển Đông giờ khó sống nên ta định vào đây giành giựt với vợ chồng nàng một mảnh đất cắm dùi!
– Nhưng dẫu cắm được cái dùi thì lấy chi mà sống? Tài nguyên đã cạn, một mẩu kỳ nam bằng ngón út có sót lại thì con người cũng mót sạch, có đâu đến bác!
– Tệ vậy sao? Thôi, không nói chuyện với nàng nữa! Sơn Tinh đâu ra đây ta hỏi!
– Thế bác không biết gì à? Trước cảnh rừng hoang núi trọc, muông thú tận diệt, nhà em suy kiệt rồi thác đã mấy tháng!
Thuỷ Tinh nghẹn ngào:
– Không ngờ tinh ấy bạc mệnh sớm thế. Nghĩa tử là nghĩa tận, chồng nàng an táng ở đâu để ta đến viếng?
Mỵ Nương khóc ồ:
– Than ôi, chồng em sau khi qua đời người ta đã nhồi bông bán mất, đến nay vẫn chưa biết đang được chưng trong dinh thự của đại gia nào!

NGƯỜI GIÀ CHUYỆN

http://sgtt.vn/Goc-nhin/Phiem-va-biem/171166/Chang-phe-nao-thang.html


giỏi thay sgtt, vừa bị móc moi hoa lá cành mà cũng còn rảnh phiếm đàm cho dzui.






Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

thế hệ củ văn mì



Học trò đánh thầy giáo nhập viện

Thứ Năm, 04/10/2012, 08:12 PM (GMT+7)

(Tin tuc) - Thấy học trò cạo trọc đầu, thầy Đông yêu cầu Việt lên Hội đồng nhà trường xin phép mới được vào lớp. Bực tức, cậu học sinh lớp 12 cùng đồng bọn bịt mặt, cầm ống tuýp chặn đường đánh thầy nhập viện.

Chiều 4/10, thông tin từ Công an huyện Thanh Chương (Nghệ An) cho biết, cơ quan này vừa điều tra và tạm giữ 2 trong 3 đối tượng vì đã có hành vi tổ chức đánh thầy giáo phải nhập viện.

Trước đó (sáng 2/10), thầy giáo Phạm Xuân Đông, giáo viên trường THPT Đặng Thai Mai (thuộc Thanh Chương, Nghệ An) lên lớp thì phát hiện học sinh Trần Văn Việt (SN 1995, trú tại xóm Bàu Sen, xã Thanh Giang - học sinh lớp 12, Trường THPT Đặng Thai Mai (huyện Thanh Chương) cắt trọc đầu.

Thấy vậy, thầy Đông yêu cầu học sinh Việt lên Hội đồng nhà trường gặp thầy Phó hiệu trưởng chuyên trách xin phép, khi ấy mới được vào lớp. Thay vì lên gặp thầy Phó hiệu trưởng, Việt đã bỏ về nhà.

Chiều cùng ngày, Việt rủ thêm Nguyễn Doãn Tấn (SN 1992), trú cùng xóm Bàu Sen và Nguyễn Tiến Thuận (SN 1990) ở xóm Lam Dinh, xã Thanh Giang (huyện Thanh Chương) đi uống rượu rồi bàn kế hoạch đánh thầy giáo.

Sau khi uống rượu xong, cả ba mang theo ống tuýp nước chọn đến khu vực vắng người qua lại (tức tỉnh lộ 533, đoạn giáp ranh giữa hai xã Thanh Hà và Thanh Giang) để đón thầy Đông.

Sau khi thầy giáo Đông xuất hiện, sợ bị phát hiện, Việt đứng canh xe, còn Tấn và Thuận bịt mặt, cầm ống tuýp xông vào đánh thầy tới tấp. Thầy giáo Đông phải bỏ chạy vào nhà dân thì cả hai đối tượng đuổi theo để đánh tiếp.

Sau khi quay trở lại, chúng còn dùng ống tuýp đập hỏng xe máy của thầy rồi bỏ chạy. Hậu quả, khiến thầy giáo Phạm Xuân Đông bị thương ở tay, chân, vai, lưng… và hiện đang phải điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Chương.

Được biết, hiện CA huyện Thanh Chương đã tạm giữ đối với hai đối tượng Nguyễn Doãn Tấn và Nguyễn Tiến Thuận để tiếp tục điều tra xử lý sự việc.

Theo Phan Sáng (Tiền Phong)

http://hcm.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/hoc-tro-danh-thay-giao-nhap-vien-c46a488517.html

Mỹ ngược đời




Thứ Sáu, 28/01/2005 - 06:02

Những chuyện ngược đời trong nền giáo dục Mỹ

Một người Việt Nam lần đầu tiên tìm hiểu nền giáo dục Mỹ chắc chắn ngỡ ngàng và cảm thấy có nhiều chuyện ngược đời. Dưới đây tôi xin kể năm trong số đó.

1.Chuyện ngược đời đầu tiên là trẻ em Mỹ không cần trường. "Không cần" theo nghĩa đen, chứ không phải một cách nói ví von hoa mỹ về một thực tế khác cũng ngược đời nếu so với giáo dục Việt Nam: nhà trường chỉ là một thành phần, cho dù là một thành phần quan trọng, trong một phức hợp xã hội có nhiệm vụ giáo dục những công dân Mỹ tương lai. Nhà trường không và cũng không thể thay thế được gia đình, cộng đồng sinh hoạt, các đoàn thể, các tổ chức tôn giáo, văn học nghệ thuật, viện bảo tàng, lễ hội, các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động thể thao..."Không cần" ở đây có nghĩa là trẻ em Mỹ có thể học ở nhà, theo chế độ homeschooling (học tại gia).

Chế độ "Học tại nhà" (Home schooling) cho phép cha mẹ tự giáo dục con cái thay vì cho chúng đến trường mà không yêu cầu phải có chứng chỉ gì đặc biệt. Nhiều người Mỹ cho rằng đó là cách để trẻ em có thể phát huy tính tự lập, chủ động trong cả 365 ngày chứ không chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động trong những lúc đến trường. Đó là một nguyên lý giáo dục khác hẳn, dựa trên quan điểm là mọi bậc cha mẹ đều có thể giúp đỡ con cái học tại nhà. Nhiều gia đình không hề sử dụng các tài liệu hướng dẫn hay chương trình giảng dạy chính thức, mà căn cứ và thiên hướng và phong cách cá nhân của trẻ em để áp dụng các phương pháp và nội dung cụ thể. Ngay cả trong trường hợp có sử dụng các tài liệu hướng dẫn, thời gian học tập hàng ngày cũng không kéo dài quá vài tiếng đồng hồ, thời gian còn lại dùng để du lịch, biểu diễn, tham quan, đọc sách, tiến hành các dự án nghiên cứu hay tham gia hoạt động từ thiện. Hiện nay có khoảng 1 triệu gia đình ở Mỹ áp dụng và theo thống kê đang tăng lên khoảng 15% mỗi năm.


2 Chuyện ngược đời thứ hai là nếu đến trường, trẻ em Mỹ cũng không theo một chương trình thống nhất. Ở Mỹ, chương trình học của các trường phổ thông không chỉ khác nhau tuỳ theo các bang mà còn khác nhau tuỳ theo từng vùng, từng quận, thậm chí tuỳ theo từng trường. Rất nhiều người không biết rằng rất nhiều học sinh Mỹ không hề biết gì về thuyết Darwin. Ở một số địa phương, đặc biệt là tại các bang ở miền Nam, do ảnh hưởng mạnh mẽ của Thiên Chúa Giáo, giảng dạy thuyết Darwin thậm chí còn bị coi là phi pháp.

Vì không học theo một giáo trình thống nhất, trình độ của học sinh khi tốt nghiệp trung học rất khác nhau. Chính vì lẽ đó, ở năm thứ nhất, các trường đại học Mỹ thường có 3 môn bắt buộc là Học nghĩ, Học nói và Học viết. Trong số 18 sinh viên lớp Học viết (English 101) do tôi phụ trách, có những sinh viên hiểu biết rất rộng và sâu, nhưng cũng có sinh viên thậm chí viết tiếng Anh còn sai chính tả và ngữ pháp. Tuy vậy, họ có một điểm chung là rất tự tin. Đó là kết quả của một triết lý giáo dục mang tính dân chủ. Việc chấm điểm, chẳng hạn. Nếu ở ta chấm điểm là biện pháp nhằm xếp loại học sinh và đánh giá giáo viên, điều cuối cùng dẫn giáo viên đến tình trạng chạy theo thành tích và rất nhiều học sinh đến tâm lý tự ti. Không tự ti sao được khi một đứa trẻ từ lớp 1 đến lớp 12 luôn luôn đội sổ, và điều đó được công bố cho tất cả bạn bè cùng lớp. Ở Mỹ, việc chấm điểm là vấn đề tế nhị, thường là giữ kín. Nó là cơ sở để học sinh tự biết mình và để giáo viên điều chỉnh phương pháp giáo dục với từng học sinh. Nhà trường Mỹ luôn cố gắng để học sinh không cảm thấy thua chị kém em. Ngay cả thi tốt nghiệp phổ thông cũng không có vai trò quan trọng như ở Việt Nam hay ở Châu Âu. Có thể nói, nhà trường ở Mỹ là nhà trường không nhằm mục đích thi cử.


3.Chuyện ngược đời thứ ba là các trường phổ thông của Mỹ không có sách giáo khoa chung trong cả nước. Việc lựa chọn các loại sách để dạy trong nhà trường thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên trách địa phương và nhà trường, nhưng vai trò cá nhân của giáo viên và ý kiến của phụ huynh cũng rất quan trọng. Chẳng hạn, cuối tháng 9 năm 2003, khi tôi vừa đến Normal, cuốn sách nổi tiếng của nhà văn Hoa Kỳ đoạt giải Nobel John Steinbeck, "Of Mice and Men" (Hoàng Ngọc Khôi và Nguyễn Phúc Bửu dịch là "Của chuột và người"), cùng hai tác phẩm kinh điển khác là "The Adventures of Huckleberry Finn" (Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn) của Mark Twain và "To Kill a Mockingbird" (Giết chết một con chim Mocking) của Harper Lee, bị cha mẹ học sinh các trường trung học phản đối và đòi đưa ra khỏi chương trình văn học. Hai trường trung học Normal Comunity High School và Normal West High School phải thành lập một chuyên ban, bao gồm hiệu trưởng, một chuyên gia thông tin đại chúng và một giáo viên, để nghiên cứu và trả lời phụ huynh học sinh. Bà Tripp, phụ huynh học sinh và là tác giả một trong hai lá thư khiếu nại, phê phán cuốn sách của John Steinbeck là chứa đựng thái độ kỳ thị chủng tộc, ngôn ngữ thô tục và báng bổ, "không thể hiện các giá trị truyền thống", "gây phản cảm" đối với con gái bà. Đây không phải là trường hợp cá biệt. Năm 1992, khi một nhóm độc giả ở bang Ohio chỉ ra 108 chỗ tục tĩu, 12 chỗ chứa đựng thái độ kỳ thị chủng tộc và 45 đoạn báng bổ Chúa, cuốn sách này đã bị buộc đưa ra khỏi chương trình của một trường phổ thông địa phương. Ngay sau đó, 150 nhà giáo, sinh viên và phụ huynh học sinh đã tổ chức một cuộc hội thảo ca ngợi giá trị của cuốn sách, cuối cùng nó được đưa trở lại chương trình. Mùa hè năm 2003, Hội đồng giáo dục quận Coffee County (Bang Georgia) cũng phải tiến hành thẩm định vấn đề "ngôn ngữ dung tục" của cuốn sách "Of Mice and Men" khi có khiếu nại của một số phụ huynh học sinh. Đầu năm 2003, Hội đồng nhà trường quận George County ở Lucedale (Bang Mississippi) đã nhất trí loại "Of Mice and Men" cùng hai cuốn sách khác ra khỏi chương trình.


4.Chuyện ngược đời thứ tư là coi nhà trường nhưdoanh nghiệp. Nếu như ở Việt Nam, cho đến nay thương mại hoá giáo dục vẫn gây tranh cãi và bị nhiều người coi là tồi tệ, thì ở Mỹ nó đang tồn tại như một cái gì đó hết sức tự nhiên.

Khác với Việt Nam, các trường đại học Mỹ nói chung không có thi đầu vào. Quan điểm của họ rất đơn giản: học tập là quyền chính đáng của mọi người, mặc dù xuất phát điểm có thể khác nhau. Nhờ vậy, tất cả những ai có chí đều có thể có cơ hội, ngược lại quốc gia cũng không bỏ phí nhân tài. Vào thập kỷ 1960, số học sinh Mỹ tốt nghiệp phổ thông học tiếp lên đại học chiếm tỷ lệ 60%. Hiện nay, tỷ lệ này có giảm đi, nhưng vẫn đứng đầu thế giới. Nhưng muốn học, phải trả tiền. Khi anh bỏ tiền để mua kiến thức, anh sẽ có ý thức về việc học tập hơn. Còn nếu anh trả tiền mà không học, tức không nhận kiến thức, thì đó cũng là quyền của anh.

Nói vậy, nhưng việc đăng ký học cũng không phải hoàn toàn chỉ có chuyện tiền nong. Một số trường nổi tiếng khá kén chọn sinh viên. Một số bang cũng ưu tiên nhận sinh viên từ bang mình. Còn đối với sinh viên nước ngoài, điểm thi tiếng Anh (TOEFL) đặc biệt quan trọng. Trường Đại học Y khoa là một ngoại lệ. Muốn vào trường, sinh viên phải có bằng tốt nghiệp đại học thuộc một số ngành như sinh hoá, sinh vật...Chương trình kéo dài 4 năm nữa, sau đó phải thực tập từ 2 đến 4 năm. Như vậy, để hành nghề chữa bệnh, cần phải học và thực tập từ 10 - 12 năm!

Việc học tập ở Mỹ rất tốn kém. Mức chi tiêu tối thiểu của một sinh viên ở các trường công, vào khoảng 10 ngàn USD/năm, còn ở các trường tư khoảng 35 ngàn USD. Vì thế, trừ một số người được nhận học bổng hoặc gia đình giàu có, sinh viên Mỹ hầu hết vừa học vừa làm, một số làm việc ngay tại trường.


5.Chuyện ngược đời thứ năm là bất chấp những chuyện ngược đời vừa kể giáo dục Mỹ vẫn có chất lượng cao nhất thế giới. Bằng chứng là họ kinh doanh giỏi nhất, nghiên cứu khoa học giỏi nhất, đóng phim giỏi nhất, chơi đàn giỏi nhất, hát hay nhất, chơi thể thao giỏi nhất, và ngay cả trong văn học cũng là một trong những nước có nhiều nhà văn đoạt giải Nobel nhất.


Vậy phải chăng chính chúng ta mới là ngược đời?

Ngô Tự Lập


http://dddn.com.vn/7449cat133/nhung-chuyen-nguoc-doi-trong-nen-giao-duc-my.htm