Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Vua Hùng Vương




VUA HÙNG LÀ ÔNG TỔ CỦA 1 TRONG 54 DÂN TỘC HAY CỦA CẢ 54 DÂN TỘC Ở VIỆT NAM?

Lại Nguyên Ân

Mỗi năm, cứ gần tới ngày giỗ tổ Hùng Vương, nghe đài báo rầm rộ đưa tin các nơi chuẩn bị hành hương về đền Hùng, trong tôi cứ lớn dần một câu hỏi muốn cật vấn những người hiểu biết: Vua Hùng là ông tổ của 1 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam hay là của toàn thể 54 dân tộc ở Việt Nam?

Tôi tin rằng, với những bộ óc bình thường, với sự hiểu biết bình thường, người ta đều có thể trả lời: vua Hùng chỉ được coi là ông tổ của một dân tộc Kinh (= Việt) thôi; dân Kinh (Việt) chỉ là 1 trong 54 dân tộc ở ViệtNam. Vậy 53 dân tộc còn lại đều có ông tổ riêng của mình, chứ không phải vua Hùng.

Chuyện “ông tổ” nói ở đây, tất nhiên là chuyện của truyền thuyết. Người ta không đòi hỏi truyền thuyết phải là sự thật. Trong cộng đồng dân tộc có truyền tụng một thuyết về một ông tổ chung thì người ta thờ chung ông tổ ấy, không đòi hỏi chứng minh bằng chứng cứ lịch sử (có đòi cũng không ai chứng minh được!). Mà dân tộc nào không có thứ truyền thuyết tương tự, thì như thế không có nghĩa dân tộc ấy không có một nguồn cội chung của họ.

Nhưng vấn đề là có “dân tộc” theo nghĩa sắc tộc, tộc người (như người Kinh, người Mường, người Thái, người Tày, v.v.) và “dân tộc” theo nghĩa là dân cùng một quốc gia (theo nghĩa này ta nói: dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào, v.v.).

Từ “dân tộc” khá dễ dàng bị lái hàm nghĩa, nhất là khi người ta cố ý.

Chẳng hạn, khi người ta gọi lễ giỗ tổ Hùng Vương là quốc lễ (như có người gọi “quốc giỗ” – một từ ngữ pha tạp rất khó lọt tai!), người ta đã ngầm coi vua Hùng như ông tổ của dân tộc theo nghĩa dân cùng một quốc gia. Điều này, trên thực tế, đã biến vua Hùng trở thành ông tổ chung của toàn bộ 54 dân tộc (= sắc tộc, tộc người) hiện sinh sống trên đất ViệtNam. Đó là một sai lầm cố ý, một trò lái hàm nghĩa, một sự lạm dụng.

Cần nói rõ: mọi người dân của 54 dân tộc sống trên đất ViệtNamđều mang quốc tịch ViệtNam, nhưng chỉ những ai là người của dân tộc Kinh (Việt) mới coi vua Hùng là ông tổ. Còn những người thuộc các dân tộc khác, tuy họ đều có quốc tịch ViệtNam, nhưng họ không phải là con cháu vua Hùng. Họ không cần về Đền Hùng lễ tổ mỗi dịp ngày mồng mười tháng ba hàng năm. Dư luận nên nói rõ sự thực này chứ đừng lạm dụng hàm nghĩa dân tộc để tập trung tất cả mọi dân tộc còn lại trên đất Việt, buộc họ hướng về Đền Hùng, buộc họ coi vua Hùng là ông tổ! Làm như thế tức là buộc họ phải coi tổ người Kinh như tổ dân tộc mình, phải theo lệ tục người Kinh, tức là đồng hóa họ vào cộng đồng người Kinh; đó chính là xem thường họ, xúc phạm họ.

Tôi biết, có người cho rằng dùng cách mù mờ từ chỗ nói vua Hùng là ông tổ dân Kinh (Việt) rồi dần dà biến vua Hùng thành ông tổ dân tộc, rồi lái nghĩa dân tộc từ sắc tộc sang hàm nghĩa dân cùng quốc gia! Ấy là cách xây dựng tâm thế cộng đồng dân tộc!

Tôi phản đối cách xây dựng tinh thần dân tộc theo lối lạm dụng, lợi dụng, bất minh ấy.

Phải từ chỗ tôn trọng bản sắc riêng, nguồn cội riêng mỗi dân tộc (= sắc dân) cùng sinh tồn trên đất Việt hiện tại để xây dựng ý thức cộng đồng.

Ta nên chú ý 2 hiện tượng trái chiều: trong khi ở những nước có rất ít sắc tộc, ví dụ nước Đức, người ta đã tận dụng hiện tượng mới của thế giới hiện đại là hiện tượng nhập cư, nhân việc có thêm những sắc dân khác đến xứ mình sống chung trong cộng đồng để xây dựng xã hội đa sắc tộc, đa văn hóa; thì ở Việt Nam, có xu hướng ngược lại, ta đang dùng cách mở rộng các thần tượng của một dân tộc đa số (dân tộc Kinh) ra thành thần tượng cho các dân tộc thiểu số khác cùng sống trên đất Việt. Cái dụng ý biến lễ giỗ vua Hùng từ giỗ tổ của người Kinh thành quốc lễ của mọi người dân có quốc tịch Việt là ví dụ rất rõ! Đây hiển nhiên là sự áp đặt văn hóa nghi lễ của tộc người đa số cho các tộc người còn lại.

Điều không ngạc nhiên là một số khá đông công chúng tán thưởng “chiến lược” này. Điều ngạc nhiên là không ít chuyên gia am hiểu, không ít quan chức, không ít nhà khoa học, thậm chí nhà sử học hàng đầu, lại tán thưởng, thậm chí góp sức luận chứng cho cách làm này, – cách làm mà trên thực tế, nó chính là một thứ sô-vanh văn hóa (cultural chauvinism).

Tôi cho rằng những người hiểu biết không nên ủng hộ thứ sô-vanh văn hóa này.

03/12/2012
LẠI NGUYÊN ÂN


 Trao đổi với Lại Nguyên Ân về Giỗ tổ Hùng Vương và Sovanh
12/05/2012 11:41:00 CH  SÔNG HÀN  36 COMMENTS

Trên boxit.vn, BBC tiếng Việt cùng nhiều trang mạng khác vừa đăng bài của Lại Nguyên Ân nhan đề: Vua Hùng là ông tổ của ai?


Nội dung bài viết cho rằng Vua Hùng chỉ là tổ tiên của người Kinh (tức người Việt) và do vậy không thể bắt ép 54 dân tộc trên toàn lãnh thổ Việt Nam phải tôn Hùng Vương làm tổ tiên bởi như thế là Sovanh chủ nghĩa: "Cần nói rõ: mọi người dân của 54 dân tộc sống trên đất Việt Nam đều mang quốc tịch Việt Nam, nhưng chỉ những ai là người của dân tộc Kinh (Việt) mới coi vua Hùng là ông tổ. Còn những người thuộc các dân tộc khác, tuy họ đều có quốc tịch Việt Nam, nhưng họ không phải là con cháu vua Hùng. Họ không cần về Đền Hùng lễ tổ mỗi dịp ngày mồng mười tháng ba hàng năm...".

Xung quanh vấn đề này, Sông Hàn có mấy lời trao đổi lại để rõ hơn về ngọn nguồn.

Văn Lang là gì?

Khởi đầu bài viết của mình, ông Lại Nguyên Ân cho rằng: "Tôi tin rằng, với những bộ óc bình thường, với sự hiểu biết bình thường, người ta đều có thể trả lời: vua Hùng chỉ được coi là ông tổ của một dân tộc Kinh (= Việt) thôi; dân Kinh (Việt) chỉ là 1 trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Vậy 53 dân tộc còn lại đều có ông tổ riêng của mình, chứ không phải vua Hùng".

Xin thưa bàn về lịch sử, bàn về văn hóa nhưng kiến thức Lịch sử văn hóa của ông đã sai lạc nghiêm trọng. Ông sử dụng sự ràng buộc của câu chữ để trói độc giả, khẳng định mệnh đề mình đưa ra là đúng. Tức là ông đã bất bình thường khi nói về "những bộ óc bình thường, sự hiểu biết bình thường..."

Nói về Hùng Vương, không thể không nói về nhà nước Văn lang mà Hùng Vương (thứ I) được cho là người khai sáng cũng như các dân tộc đã làm nên nhà nước (quốc gia) này. Về Văn lang, ta có hai giả thuyết:

1. Văn Lang hẹp (giả thuyết chính thống, được dạy trong sách giáo khoa lịch sử hiện thời) tức là Văn Lang mà lãnh thổ chủ yếu gói trong Trung du và Châu thổ sông Hồng một phần Thanh, Nghệ.

2. Văn lang rộng: Tức là miền Nam sông Trường Giang với tiền thân là Xích Quỷ Quốc được ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư- kỷ Hồng Bàng.

Hán sử chép: nam sông Trường giang là đất đai của người Việt tức là Bách Việt mà chúng ta vẫn thường biết đến.

Bách Việt gồm trăm tộc Việt (phi Hán) cùng sinh sống trên khắp đất Nam sông Trường Giang (Trung Quốc ngày nay) cho đến hết đất Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ. Tày, Nùng (Choang tộc - Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc), hay Việt (Kinh),  Thái, ... (ngoại trừ đi H'mông) đều ở trong cộng đồng Bách Việt ấy cả. Trăm tộc Việt này đi thuyền đánh cá, trồng lúa nước và đúc trống đồng và kiến tạo nên những giá trị văn hóa, văn minh, mà đến giờ con cháu vẫn kế thừa. .

Dù theo bất cứ thuyết nào thì Văn lang vẫn là vương quốc độc lập đầu tiên của người Việt, vương quốc của Bách Việt mấy ngàn năm về trước. Kinh, Thái, Nùng, Tày .... ngày nay đều là những mảnh vỡ của Văn Lang khi xưa, những gì còn lại của Trăm tộc Việt phi Hán khi xưa.

Hẳn ông Lại Nguyên Ân phải thấy rất những nét tương đồng về văn hóa giữa người Kinh với nhiều cộng đồng dân tộc cứ trú ở phía Bắc. Tại vì sao lại thế? Vì chúng ta chung một cội, chung một cách ứng xử với tự nhiên. Và từ hàng ngàn năm nay, những dân tộc này đang chung một quốc gia, chung một vận mệnh.

Giỗ tổ tôn vinh ai?
Lại Nguyên Ân cho rằng: "mọi người dân của 54 dân tộc sống trên đất Việt Nam đều mang quốc tịch Việt Nam, nhưng chỉ những ai là người của dân tộc Kinh (Việt) mới coi vua Hùng là ông tổ. Còn những người thuộc các dân tộc khác, tuy họ đều có quốc tịch Việt Nam, nhưng họ không phải là con cháu vua Hùng" (Vua Hùng là ông tổ của ai?). Từ lập luận này, ông Ân đi đến kết luận: Họ không cần thiết phải đến lễ hội đền Hùng.

Xin thưa với ông Lại Nguyên Ân rằng Hùng Vương cũng không phải là tổ tiên (tức là  lấy vợ sinh con rồi đẻ ra người Việt - hay Kinh) như lời ông nói. Truyền thuyết và còn ghi lại việc Lạc Long Quân (cha của Hùng Vương I) đánh thủy quái, diệt cáo chín đuôi cứu vớt người dân. Hùng vương khuyên người dân săm người để chống thuồng luồng... Là quá đủ thưa ông?

Tôi thật không hiểu kiến thực lịch sử và văn hóa của ông ở đâu nữa!

Không ai bắt buộc những người Ba Na, Ê Đê, Mơ Nông (trên đât Tây Nguyên), hay người Chăm, người Khơ Me, người Hoa phải tôn xưng Hùng Vương là tổ tiên của dân tộc họ cả. Lễ giổ tổ mồng 10 tháng 3 hàng năm là để người dân Việt Nam nhớ về người đã gắn kết được trăm tộc Việt, tạo dựng nhà nước đầu tiên.

Mà nhà nước đó, Việt Nam ngày nay (với tư cách là một quốc gia) đang kế thừa! Nhiều cư dân (sắc tộc) sinh sống ở phía Bắc Việt Nam đang là những gì còn sót lại của Bách Việt khi xưa, được gắn kết bởi cùng chung một bối cảnh sống, lịch sử và vận mệnh!

Việc tôn xưng người đầu tiên xây dựng lên nhà nước của trăm tộc Việt có gì là sai? Người Việt Nam nhớ về người đầu tiên lập ra quốc gia của mình, hướng về đó có gì là sai? Ông đừng lập lờ đánh lận khái niệm Quốc tổ - người khai sinh ra quốc gia đầu tiên với Tổ tiên của từng dân tộc - hiểu theo nghĩa đơn thuần.

Đơn giản đây không phải là lễ hội tôn vinh hoặc tìm kiếm sự một ông tổ của từng sắc tộc như lời ông nói. Giỗ tổ 10/3 dù cho có bị chính trị hóa (theo lời của BBC), thì hẳn đó cũng là chính trị hóa rất đẹp. Lịch sử Việt Nam đã từng ghi nhận không ít những lễ hội, câu chuyện được như vậy, bản thân chính quyền Việt Nam Cộng hòa khi xưa cũng không từng chối bỏ ngày Giỗ tổ.

Lễ hội và so vanh chủ nghĩa

Lễ hội Ponagar
Khi mở cõi vào phương Nam người Việt đã tiếp nhận, biến đổi rất nhiều những yếu tố văn hóa của cư dân bản địa. Nhiều vị thần của người Chăm đã trở thành vị thần của người Việt. Cứ như ông Lại Nguyên Ân nói thì việc gì người Việt phải đi thờ nữ thần Ponagar? Có dây mơ rễ má, có cội nguồn gì, chịu ơn gì đâu?

Lễ hội Làng hàng năm (có thể) là lễ hội tôn vinh thành hoàng Làng (tức là vị có công với Làng, hay người đầu tiên lập Làng). Lễ hội đó hoàn toàn cho phép những người mới nhập cư cùng tham gia, cũng như rộng cửa đón khách thập phương. Cứ theo như lý luận của ông Ân thì lễ hội Làng cần gì phải đón khách bên ngoài. Người bên ngoài có dây mơ rễ má gì với Làng, chịu ơn gì Thành Hoàng, thế thì đến để làm gì?

Người Trung Quốc ở phía Nam Trường Giang nhiều nơi còn thờ Nhị Trưng, nhiều nơi có đền thờ Lý Thường Kiệt. Họ có dây mơ rễ má gì, họ chịu ơn gì những nhân vật của nước Nam mà thờ? Cứ như ông Ân nói thì dân Trung Quốc nên dẹp hết mấy cái đền thờ ấy đi, bỏ hoang hóa cho  nhanh.

Sovanh chủ nghĩa không nằm ở việc tôn vinh Hùng Vương như người khai sáng quốc gia đầu tiên của người Việt (mà Việt Nam ngày nay là kẻ kế thừa cả về những giá trị văn hóa, lịch sử và dân tộc tính). Sovanh chủ nghĩa chính là nằm ở việc chúng ta đối xử thế nào, trọng thị ra sao đối với văn hóa (bao gồm cả tín ngưỡng, phong tục  tập quán) của các cộng đồng dân tộc.







Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Virus



PHÒNG BỆNH HƠN CHỬA BỆNH
HkThành
SI VIS PACEM, PARA BELLUM

chớ mở POST CARD hallmark.! Virus cực kỳ ác ôn
VUI LÒNG CHUYỂN TIẾP CẢNH BÁO NÀY GIỮA CÁC GIA ĐÌNH, BẠN BÈ VÀ NGƯỜI LIÊN HỆ!
Bạn nên cảnh giác trong những ngày tiếp theo. Không mở bất kỳ thông báo với một tập tin đính kèm
quyền BƯU THIẾP * FROM * HALLMARK, bất kể người gửi nó cho bạn.
Đó là một virus sẽ mở ra * cho hình ảnh BƯU THIẾP, * 'đốt cháy' toàn bộ đĩa cứng C của máy tính của bạn.
Vi rút này sẽ được nhận được từ một người có địa chỉ e-mail của bạn vào danh sách liên lạc trong anh / cô.
Đây là lý do bạn cần phải gửi e-mail cho tất cả các địa chỉ liên lạc của bạn. Nó là tốt hơn để nhận được thông báo
25 lần hơn để nhận được virus và mở nó.
Nếu bạn nhận được một email tựa đề * "BƯU THIẾP," * mặc dù nó đã được gửi đến cho bạn bởi một người bạn,
không mở nó! Shut down máy tính của bạn ngay lập tức.
Đây là loại virus tồi tệ nhất do CNN công bố.
Nó đã được phân loại theo Microsoft là virus phá hoại nhất từ trước đến nay.
Loại virus này được phát hiện bởi McAfee hôm qua, và không có sửa chữa nào cho loại Virus.
Virus này chỉ đơn giản là phá hủy Sector Zero của đĩa cứng, nơi mà các thông tin quan trọng được lưu giữ.
COPY  E-MAIL NÀY VÀ GỬI CHO BẠN BÈ.
fgfgg
Too late to know now, this has already happened to me, it has burnt one of my computers, I did open one of my 3 other computers,  just found out that "nothing left behind...all of my documents , pictures etc saved .... all gone with the wind. I do not know how to restore them.. anyone of you guy know how to restore the data loaded in my computer previously ?, I really want them back to me , especially my pictures since I only saved them in this computer, I did not save them in my other 2 computers, that is my big problem now.. Any idea ? pls let me know and help ..Thanks.
LLC.
PLEASE FORWARD THIS WARNING AMONG FRIENDS, FAMILY AND CONTACTS!
   You should be alert during the next few days. Do not open any message with an attachment entitled *POSTCARD FROM HALLMARK *, regardless of who sent it to you.
   It is a virus which opens *A POSTCARD IMAGE, *which 'burns' the whole hard disc C of your computer.
   This virus will be received from someone who has your e -mail address in his/her contact list.
This is the reason you need to send this e -mail to all your contacts. It is better to receive this message 25 times than to receive the virus and open it.
If you receive an email entitled *"POSTCARD," *even though it was sent to you by a friend, do not open it! Shut down your computer immediately.
This is the worst virus announced by CNN.
  It has been classified by Microsoft as the most destructive virus ever.
  This virus was discovered by McAfee yesterday, and there is no repair yet for this kind of Virus. This virus simply destroys the Zero Sector of the Hard Disc, where the vital information is kept.
   COPY THIS E-MAIL AND SEND IT TO YOUR FRIENDS.


CÔ Y TÁ TRẺ VÀ ÔNG BÁC SĨ GIÀ




Trong một ca phẫu thuật, cô ý tá trẻ tuổi lần đầu tiên được tham gia ca mổ đã nói với bác sĩ phẫu thuật khi ông đang chuẩn bị khâu vết mổ lại:"Bác sĩ, chúng ta còn một miếng gạc chưa lấy ra khỏi bệnh nhân".

Ông bác sĩ, khá lớn tuổi,  nói một cách quyết đoán:" Tôi đã lấy hết toàn bộ số gạc ra rồi. Chúng ta bắt đầu khâu vết mổ lại!".
Cô gái vẫn cương quyết:" Không được! Chúng ta đã dùng hết mười hai miếng gạc, trong khi mới lấy ra mười một miếng".

Bác sĩ nghiêm khắc nói với cô:" Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm! Khâu vết mổ lại!"
Cô lập tức kêu lớn lên:" Bác sĩ không được làm như vậy! Ông phải có trách nhiệm với bệnh nhân chứ!"
Bác sĩ lúc này mới mỉm cười, ông mở bàn tay mình ra với miếng gạc thứ mười hai đang nằm ở đó, rồi nói:"Cô đã chính thức trở thành phụ tá phẫu thuật của tôi rồi đó".
Ông đã thử thách sự chân chính của cô y tá trẻ, và cô đã có được điều ấy.
Kinh Thánh đã nói:" Hãy là đứa con trong sạch của Chúa Trời. Điều này sẽ giúp các con không bị chỉ trích và luôn thành thật trong thời đại phức tạp này".
Thật vậy, trong cuộc sống, cũng còn biết bao người đang sống "mũ ni che tai" cho yên phận, mà không đủ dũng cảm như cô y tá trẻ tuổi kia, để có thể kiên trì với bản thân, để có thể làm việc trong danh dự, để có thể dám mạo hiểm trước các thách thức của cuộc sống và đủ bất khuất để theo đuổi các mục tiêu của mình.

(lượm lặt)

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

ngày Nhà giáo 2012 của THVT 68-75















 anh Dũng đọc diễn từ khai mạc của Kim Yến (AUS)





 rất nhiều bạn tôi không biết tên (tôi rời trường giữa năm lớp 10)

















 anh Dũng đọc bài Sống cuộc đời đáng sống








 lắng nghe thầy Thám


 thoáng thấy cô Phi Loan lúc này mà không thấy ngồi bàn











ở đây có một bức hình tuyệt đẹp mà bị biểu gỡ xuống!




























 mấy ông này, tui nhớ hát tình ca, mà sao quơ tay dữ








có lẽ bức hình này xôm nhứt


Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

những buổi trời mưa...


những ngày mưa do ảnh hưởng áp thấp vừa qua tuy chỉ lâm râm nhưng gợi nhớ những câu thơ của một tác giả nào đó không nhớ tên thuở xưa.


...

những buổi trời mưa như hôm nay
ta muốn ngủ vùi trong giấc say
cho mộng cho mơ về hiện rõ
không niềm u uất vị chua cay

những buổi trời mưa như hôm nay
nhìn bao bong bóng nước trôi đầy
bỗng căng bỗng vỡ theo triền chảy
mộng vỡ căng tuồng con nước đây

...


Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Giá trị của bộ sách Nhìn Lại Sử Việt


Giá trị của bộ sách Nhìn Lại Sử Việt

Cập nhật: 13:57 GMT - thứ hai, 12 tháng 11, 2012

Tôi không phải sử gia -- chuyên môn của tôi là khoa học chính trị. Nhưng với tư cách một độc giả và cũng là nhà nghiên cứu, tôi cho rằng Nhìn Lại Sử Việt (NLSV) là một công trình hết sức giá trị, và TS Lê Mạnh Hùng xứng đáng nhận được sự biết ơn của tất cả người Việt Nam chúng ta, kể cả trong và ngoài nước.
Tại sao tôi nói công trình này có giá trị? Trong khi đọc NLSV, tôi không thể không liên tưởng đến bộ Việt Nam Sử Lược (VNSL) của học giả Trần Trọng Kim -- bộ thông sử Việt Nam đầu tiên bằng chữ quốc ngữ. Tôi được may mắn đọc VNSL từ khi còn nhỏ, và tôi đã học được rất nhiều từ bộ sách đó. Tôi nghĩ không ai trong chúng ta phủ nhận giá trị vượt thời gian của VNSL.
Có lẽ Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông của TS Nguyễn Ngọc Bích cũng nghĩ như tôi, nên đằng sau bìa sách NLSV đã ngầm so sánh nó với VNSL. Tôi xin trích lời giới thiệu ở bìa sau NLSV:
Sử gia Trần Trọng Kim xem bộ VNSL của ông mới chỉ tương đương với bộ áo vải để mặc tạm chờ một bộ áo lụa do những sử gia đến sau với đầy đủ phương tiện và tài liệu hơn hoàn tất.
Rất tiếc lời giới thiệu rất hay của TS Nguyễn Ngọc Bích bị hiểu lầm. Trong tập 3 của NLSV mới xuất bản, ở trang 12, tôi đọc thấy lời cải chính như sau:
Sau khi hai tập đầu của bộ sử này được công bố, tác giả Lê Mạnh Hùng đã bị phê phán là ngạo mạn khi dám so bộ NLSV của ông như một bộ áo lụa bên cạnh bộ VNSL của sử gia Trần Trọng Kim (mà chính cụ mô tả mới chỉ như một bộ áo vải "để mặc tạm"). Để giải tỏa ngộ nhận này, Nhà Xuất Bản chúng tôi xin minh xác: mấy lời ghi nơi bìa sau hai tập kia không phải là lời của tác giả Lê Mạnh Hùng mà chỉ là một lời quảng cáo của Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ. Và chúng tôi cũng không dám khẳng định bộ sử NLSV là "áo lụa" mà chỉ xin nhắc lại một ước vọng của học giả họ Trần sau khi cụ hoàn tất bộ sử nổi tiếng của cụ...
Tôi hiểu Nhà Xuất Bản cải chính vì không muốn TS Lê Mạnh Hùng bị mang tiếng ngạo mạn. Nhưng tôi nghĩ rằng việc so sánh bộ sách của TS Lê Mạnh Hùng với bộ VNSL của học giả Trần Trọng Kim là hợp lý và cần làm.
Trong bài viết này, tôi sẽ chủ yếu làm công việc so sánh đó. Nhưng trước khi đưa ra bằng chứng cho các lập luận của tôi, tôi xin khẳng định rằng: theo ý tôi, học giả Trần Trọng Kim quá khiêm tốn. Bộ sách của ông không phải là "bộ áo vải" mộc mạc mà thực sự là một bộ áo lụa lộng lẫy vào thời điểm nó ra đời.
Tuy nhiên, dù là áo lụa, do mặc đã lâu nên vải đã sờn và màu đã phai. Bộ sách của TS Lê Mạnh Hùng cũng là một bộ áo lụa lộng lẫy không kém VNSL, nhưng do sinh sau gần một thế kỷ nên kỹ thuật tiến bộ hơn, màu sắc tinh xảo hơn, và chất lượng vải cũng tốt hơn.
Tài liệu phong phú
Đó là ý kiến của tôi, rút ra từ việc so sánh đối chiếu tập 3 của NLSV với tập 2 của VNSL. Sau đây tôi xin nêu ra những lý lẽ và dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho quan điểm của tôi.
Trước hết, NLSV sử dụng tài liệu phong phú hơn VNSL rất nhiều -- đặc biệt là các tài liệu gốc lưu trữ ở nước ngoài và các công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam xuất bản trong nửa thế kỷ trở lại đây ở Việt Nam và trên thế giới. NLSV hơn VNSL ở điểm này cũng là điều dễ hiểu, vì những tài liệu trên chỉ được công bố hay chỉ có thể tiếp cận sau khi VNSL ra đời. Nhưng những tài liệu này chính là lý do tại sao NLSV có thể vượt trên VNSL với nhiều chi tiết phong phú hơn và cách kiến giải sâu sắc hơn về các biến cố lịch sử.
"NLSV sử dụng tài liệu phong phú hơn VNSL rất nhiều -- đặc biệt là các tài liệu gốc lưu trữ ở nước ngoài và các công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam xuất bản trong nửa thế kỷ trở lại đây ở Việt Nam và trên thế giới. NLSV hơn VNSL ở điểm này cũng là điều dễ hiểu, vì những tài liệu trên chỉ được công bố hay chỉ có thể tiếp cận sau khi VNSL ra đời. Nhưng những tài liệu này chính là lý do tại sao NLSV có thể vượt trên VNSL với nhiều chi tiết phong phú hơn và cách kiến giải sâu sắc hơn về các biến cố lịch sử."
Thứ hai, NLSV không giảng đạo đức và có thái độ phán xét khoa học hơn đối với một số nhân vật lịch sử có vấn đề. Một ví dụ là trường hợp Mạc Đăng Dung. Chúng ta biết Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, rồi bị nhà Minh bên Tàu đe dọa xâm lược nên vua tôi tự trói mình ra cửa Nam Quan xin hàng. Kể đến đoạn này, học giả Trần Trọng Kim bình luận (tr. 17):
Mạc Đăng Dung đã làm tôi nhà Lê mà lại giết vua để cướp lấy ngôi, ấy là một người nghịch thần; đã làm chủ một nước mà không giữ lấy bờ cõi, lại đem cắt đất mà dâng cho người, ấy là một người phản quốc. Làm ông vua mà không giữ được cái danh giá cho trọn vẹn, đến nỗi phải cởi trần ra trói mình lại, đi đến quì lạy ở trước cửa một người tướng của quân nghịch để cầu lấy cái phú quý cho một thân mình và một nhà mình, ấy là môt người không biết liêm sỉ.
Đối với vua là nghịch thần, đối với nước là phản quốc, đối với cách ăn ở của loài người, là không có nhân phẩm; một người như thế ai mà kính phục? Cho nên dẫu có lấy được giang sơn nhà Lê, dẫu có mượn được thế nhà Minh bênh vực mặc lòng, một cái cơ nghiệp dựng lên bởi sự gian ác hèn hạ như thế, thì không bao giờ bền chặt được.
Mặc dù những lời nhận xét của học giả Trần có nhiều điểm có lý, ông nên để cho độc giả tự rút ra bài học thay vì giảng đạo đức cho họ. Nếu chúng ta xem lịch sử là một khoa học, thì nhà làm sử phải cố gắng giữ sự khách quan khi phán xét và tránh áp đặt quan điểm của mình lên người đọc.
VNSL đáng khen vì đánh giá Nguyễn Huệ rất công bằng, nhưng không làm được điều đó với Mạc Đăng Dung. Nhà Lê đổ đốn là do vua Lê Uy Mục và Lê Tương Dực hoang dâm tàn bạo. Vua không đáng là vua sao có thể đòi thần dân kính trọng? Nếu Mạc Đăng Dung không cướp ngôi thì người khác cũng sẽ cướp ngôi. Trong NLSV, TS Lê Mạnh Hùng không đánh giá Mạc Đăng Dung như vậy. Tôi cho rằng đây là một điểm rất tiến bộ về quan điểm và phương pháp làm sử của NLSV.
Nguyễn Ánh - Tây Sơn
Thứ ba, NLSV có những phần phân tích kiến giải rất sâu sắc không có trong VNSL. Một ví dụ là chương 20 phân tích lý do Nguyễn Ánh chiến thắng nhà Tây Sơn. Chúng ta biết anh em nhà Tây Sơn nổi lên ở Bình Định và sau một thời gian đã lật đổ cả chúa Nguyễn ở đàng Trong lẫn chúa Trịnh ở đàng Ngoài. Nhưng nhà Tây sơn tồn tại chỉ được một thời gian ngắn thì bị Nguyễn Ánh là dòng dõi của chúa Nguyễn đánh bại. Tại sao? Do đối chiếu nhiều nguồn tài liệu, TS Lê Mạnh Hùng cho ta thấy người Âu châu không đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng của Nguyễn Ánh. Việc vua Quang Trung chết sớm cũng không phải lý do độc nhất giải thích thất bại của nhà Tây sơn. Còn hai lý do nữa, theo TS Lê Mạnh Hùng: thứ nhất là sự phân hóa giữa anh em nhà Tây Sơn, thứ hai là do họ coi thường tầm quan trọng của đất Gia định. Trong khi đó, Nguyễn Ánh có những chính sách được lòng dân Gia định, giúp cho ông ta chiến thắng.
"Học giả Trần Trọng Kim viết khá sơ sài về việc Việt Nam bắt đầu tiếp xúc với người Âu châu, và ông cũng nhấn mạnh các va chạm và xung đột, đặc biệt là việc cấm đạo của các chúa. TS Lê Mạnh Hùng trong NLSV do có nhiều tài liệu mới nên có thể viết về mối quan hệ giữa Việt Nam với người Âu châu sâu sắc và chính xác hơn trong tất cả sự phức tạp của nó. "
Thứ tư, học giả Trần Trọng Kim coi những phong trào nông dân vào thế kỷ 18 dưới thời chúa Trịnh là "giặc". Chúng ta hãy nghe ông tả nhân vật Nguyễn Hữu Cầu, một trong những thủ lĩnh nông dân nổi bật nhất vào thời đó (tr. 64-65):
Nguyễn Hữu Cầu tục gọi Quận He, người Hải dương, trước đi ăn cướp, sau theo Nguyễn Cừ làm giặc.... Nguyễn Hữu Cầu là một người kiệt hiệt nhất trong bọn làm giặc thời bấy giờ, mà lại quỷ quyệt, ra vào bất trắc lắm: có khi bị vây hàng mấy vòng, mà chỉ một mình một ngựa phá vây ra, rồi chỉ trong mấy ngày lại có hàng vạn người đi theo. Vì rằng ngày thường cướp được thóc gạo của thuyền buôn, đem cho dân nghèo, cho nên đi đến đâu cũng có người theo...
Các tướng sĩ ai cũng sợ, duy chỉ có ông Phạm Đình Trọng là đánh được Hữu Cầu mà thôi, cho nên Hữu Cầu đào mả mẹ ông ấy đổ xuông sông. Từ đó Phạm Đình Trọng thề không cùng sống ở đời với Nguyễn Hữu Cầu.
Còn đây là đoạn trong sách NLSV nói về Nguyễn Hữu Cầu:
Nguyễn Hữu Cầu ... có thể nói là một lãnh tụ kiệt xuất của phong trào đấu tranh khởi nghĩa thời đó. Cầu ... xuất thân từ gia đình nghèo nhưng không nghèo lắm vì lúc bé Cầu đã từng đi học và đã từng là bạn học của Phạm Đình Trọng, một trong những tướng giỏi của họ Trịnh. Năm 1739 Cầu tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Tuyển, trở thành một tướng lãnh dưới trướng Nguyễn Cừ và được Cừ gả con gái cho... (tr. 221).
Phạm Đình Trọng và Nguyễn Hữu Cầu vốn là hai bạn học từ thưở nhỏ nhưng về sau lại đi theo hai chí hướng đối lập và trở thành hai kẻ thù không đội trời chung. Trọng nhiều lần đánh bại Cầu và bị Cầu đào mộ mẹ đổ xuống sông. Theo truyền thuyết, Cầu và Trọng đã chống đối nhau ngay khi còn là học trò. Một hôm trong lúc còn đi học, ông thầy ra câu đối: "Mười rằm trăng náu, mười sáu trăng treo," thì Trọng đối ngay là "Tháng Giêng rét dài, tháng Hai rét lộc." Còn Cầu lại đối là "Tháng Mười sấm rạp, tháng Chạp sấm động." Nghe xong ông thầy nói thằng Trọng có khẩu khí làm quan to, còn thằng Cầu chỉ có làm giặc, và có ý không dám dạy Cầu nữa. Khi học trò ra chơi, Trọng bảo Cầu rằng, "Mày làm giặc tao sẽ cầm quân tiêu diệt mày." Cầu đáp, "Nếu tao làm giặc, tao sẽ đánh tan những đứa ra luồn vào cúi." (tr. 223)
Qua hai đoạn trích trên, chúng ta có thể thấy TS Lê Mạnh Hùng không những cho biết thêm nhiều truyền thuyết thú vị về con người Nguyễn Hữu Cầu mà còn có cách nhìn ít định kiến về người thủ lĩnh nông dân này. Cách viết của TS Lê Mạnh Hùng thể hiện quan điểm hiện đại của sử gia: sử gia không đứng về phía vua chúa hay tầng lớp thống trị, mà thiên về đám đông dân chúng. Vua chúa có thế nào dân chúng mới phải "làm loạn". TS Lê Mạnh Hùng gọi phong trào nông dân là những cuộc khởi nghĩa, cho thấy ông tin rằng Nguyễn Hữu Cầu và cộng sự có những lý do chính đáng để nổi dậy chống lại chúa Trịnh.
Một ví dụ cuối cùng là vấn đề Thiên Chúa giáo du nhập vào Việt Nam. Học giả Trần Trọng Kim viết khá sơ sài về việc Việt Nam bắt đầu tiếp xúc với người Âu châu, và ông cũng nhấn mạnh các va chạm và xung đột, đặc biệt là việc cấm đạo của các chúa. TS Lê Mạnh Hùng trong NLSV do có nhiều tài liệu mới nên có thể viết về mối quan hệ giữa Việt Nam với người Âu châu sâu sắc và chính xác hơn trong tất cả sự phức tạp của nó. Thực ra đạo Thiên Chúa cũng có rất đông người theo, kể cả trong giới quý tộc, và chính sách của chúa Nguyễn và chúa Trịnh không phải chỉ có cấm.
Dưới đây là ba đoạn trích trong NLSV:
Sự thành công trong việc truyền giáo tại Đàng Trong đã khuyến khích các giáo sĩ Dòng Tên mở rộng tầm hoạt động của họ ra miền Bắc. Năm 1626, cha Giuliani Baldinotti được cử ra Đàng Ngoài. Cha Baldinotti được Trịnh Tráng đón tiếp nồng hậu và ở lại Đàng Ngoài bảy tháng. (tr. 207)
Mặc dù những người theo đạo đầu tiên có thể là những người nghèo khổ, ...nhưng theo nghiên cứu của Cadiere được dẫn trong cuốn Lịch sử Đạo Thiên chúa tại Việt Nam ... xuất bản năm 1941, thì trong số những người đầu tiên được rửa tội theo đạo Thiên chúa cũng có rất nhiều người thuộc giới quyền quý tỉ như ngoài Bắc có Đỗ Viên Mãn làm quan đến chức Phụ Quốc Thượng tướng quân Tiết chế Nam quan Đô đốc Kỳ quận công; còn trong Nam có bà Minh Đức Vương Thái phi vợ chúa Sãi ... (tr. 209)
"Dĩ nhiên NLSV không phải đã hoàn thiện, không phải không có thiếu sót. Nhưng tôi tin rằng NLSV xứng đáng được xem là một bộ áo lụa công phu và lộng lẫy."
Các chúa Trịnh và Nguyễn sở dĩ đón tiếp nồng nhiệt các nhà truyền giáo là vì họ hy vọng kéo được sự giúp đỡ của các giáo sĩ này trong cuộc nội chiến của họ. Nhưng khi thấy rằng việc mở cửa cho các giáo sĩ đã không giúp gì hơn cho mưu đồ của họ, các chúa cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài bắt đầu chính sách cấm đạo. Tuy nhiên chính sách này không thể hiện một cách nghiêm ngặt mà thay đổi tùy theo sự hợp tác của các giáo sĩ với nhu cầu vũ khí và quân sự của các chúa. (tr. 210)
NLSV cũng dành một trang nói về việc truyền bá chữ quốc ngữ đến Việt Nam. Đây là một yếu tố tích cực trong qua trình Việt Nam tiếp xúc với văn minh Âu châu. VNSL, trái lại, không nói gì về sự kiện này.
Tóm lại, với những ví dụ trên, tôi hy vọng chúng ta có thể nói NLSV là một tác phẩm có giá trị vượt lên VNSL -- nhờ đưa vào nhiều tài liệu mới và áp dụng quan điểm sử học hiện đại. Dĩ nhiên NLSV không phải đã hoàn thiện, không phải không có thiếu sót. Nhưng tôi tin rằng NLSV xứng đáng được xem là một bộ áo lụa công phu và lộng lẫy.
Một câu hỏi cuối: liệu "bộ áo lụa" NLSV có "bền" bằng "bộ áo lụa" VNSL không? Chúng ta biết rằng VNSL vẫn còn được sử dụng hơn nửa thế kỷ sau khi ra đời. Liệu NLSV có "sống dai" như thế không? Thú thực tôi không biết câu trả lời cho câu hỏi này, chỉ xin chúc tác giả của nó may mắn!
Tiến sĩ Tường Vũ giới thiệu bộ sách Nhìn Lại Sử Việt (vừa được Tổ Hợp Xuất bản miền Đông Hoa Kỳ ấn hành tập ba, 2012) của tác giả Lê Mạnh Hùng (có bằng tiến sĩ lịch sử của trường LSE, London).

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

con cò


Tôi có một con cò trắng. Mỗi buổi sáng nó đậu trên thành hồ nuôi cá của tôi. Buổi sáng đầu tiên thấy nó, tôi giận lắm, vì ắt hẳn là nó đã no nê với đàn cá của tôi. Tôi tìm một hòn đá để chọi nó. Không trúng, nó bay đi.

Những buổi sáng sau, nó vẫn hiện diện, và tôi tiếp tục "nói chuyện" với nó bằng những hòn đá không trúng đích. Những sáng sau nữa, tôi chỉ huơ tay thôi cho đỡ công lượm đá. Nó như quen rồi với hoạt cảnh thường kỳ này, nên dù đã trông thấy tôi, nó cũng đợi tôi khoát tay một cái mới chịu bay.

Rồi cho đến một buổi sáng, tôi nhô đầu lên thành hồ đồng thời khoát tay theo "trình lập sẳn", mới phát hiện không có nó. Những buổi sáng sau nữa, vẫn vắng bóng nó. Tôi nghĩ buồn: mày đã vô bụng mấy thằng nhậu rồi.

            con cò trắng thương thương
            đâu cần đậu cành mềm
            vẫn lọt vô nồi nhậu
            bi thương!


Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

sinh nhựt hai dân






















































thiệt ra thì cũng không cao hứng lắm đâu để mà tổ chức sinh nhựt. Cái này cũng từ Đặng Liên mà ra nữa. Lần trước Đặng Liên nhắc anh Hùng còn thiếu cái sinh nhựt, thế là phải "trả" (mà lại không có mặt Đặng Liên). Lần này, trong dịp tụ tập ở Bồ Công Anh quán, Đặng Liên lại hỏi tháng tới có sinh nhựt ai? Thế là cũng mượn dịp này đãi quý vị một chầu "cây nhà lá vườn" ở quán Bò nướng vậy. Và lần này cũng vắng Đặng Liên.

Thật vinh hạnh cho tui vô cùng khi quãng cách xa xôi mà bạn hữu chịu khó hiện diện để chỉ cùng nhau cười nói đơn sơ và tạm dùng những món ăn bình dân đến độ không thể bình dân hơn nữa được (không biết mặn, nhạt, chua, chát thế nào?). Thiện, Hòa từ tuốt Biên Hòa cũng về. Chung Hoa và Kim Hoàng thì công việc bận rộn lắm cũng góp mặt. "Võ sư bợm" Nguyễn Phi Hùng thì không nói, vắng anh này mới lạ à. Vắng thằng Lộc, nhớ!

Cảm ơn ba người đẹp ở cái độ "xuân xanh ngoái cổ". Không có ba vị trong buổi tiệc vui này thì cứ hãy thử tưởng tượng, như cái sân trường không có bóng áo dài. Còn nữa các "áo dài", mà người thì du lịch, người thì công việc... trong đó có Mỹ Hạnh, Ngọc Hiệp, cứ réo thèm bò nướng.  Ái Nhân không qua nhưng có gởi tui món quà, tui vừa đưa lên blog, thành thật cảm ơn.

Thật là hào hứng khi tái ngộ anh Dũng, anh Thắng, anh Huê. Bây giờ tui không nhớ mình đã nói chuyện gì, nhắc những kỷ niệm gì, nhưng tui nhớ anh Thắng và anh Huê cười nói giòn tan còn anh Dũng cười hiền như ông Phật.

"Giành micro" nhiều nhứt có lẽ là ông Trưởng thôn Gò Găng, cứ coi hình thì thấy. Có lẽ lâu lắm ổng mới được ngồi chung Hồng Anh, nên chi ổng hồ hởi.

Phần cuối buổi tiệc, tui có đem cây đờn bụi bám, dây chùng, thùng nứt của tui ra. Anh Dũng so dây hơi bị cực. Và Hồng Anh làm bài Tình khúc thứ nhất. Ở một không gian không được yên tĩnh, mà giọng ca miết vào tình yêu dĩ vãng, như cứa vào lòng người... đến độ tui quên chụp hình luôn...

Thật là một buổi họp mặt thân thương và đáng nhớ. (Tui "phấn khởi" quá, khi quý bạn về rồi, tui kêu mấy thằng em dọn một bàn nữa,  "làm" thêm cho đã cái sự đời)