Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Giải khát Sài Gòn xưa.

( Đây là tài liệu của anh bạn Đông Thái Xuân gởi ,H.A xin phép được đưa lên cho mọi người cùng xem,anh ĐTX nhé.cám ơn anh.)


 
         Giải khát Sài Gòn xưa 

Bạn đã bao giờ mường tượng ra 50, 70 năm trước người Sài Gòn giải khát thế nào chưa? Các hình ảnh sinh động được tái hiện dưới những góc nhìn khác nhau sẽ giúp bạn khám phá thêm nhiều điều thú vị về ẩm thực Sài Gòn xưa.

      Từ một con phố nhỏ với những mái nhà tranh lụp xụp vào thế kỷ 18, thật khó có thể hình dung Sài Gòn lại trỗi dậy và trở thành "Hòn ngọc Viễn Đông" vào giữa thế kỷ 20. 
Bạn đã bao giờ mường tượng ra 50, 70 năm trước người Sài Gòn giải khát thế nào chưa? Qua những khung ảnh sinh động, cùng khám phá thêm nhiều điều thú vị về ẩm thực Sài Gòn xưa nhé.
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 1
Những xe bán nước dạo trên đường phố Sài Gòn những năm 40
 
 Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 2
Nụ cười hồn nhiên của cô bé bán nước bên bờ kênh
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 3
Nước ngọt Con Cọp lừng danh một thời
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 5
Nhãn bia La De Trái thơm từng rất được yêu thích. Gọi là "La De Trái thơm" vì  trên nhãn là
hình đầu con cọp vàng ở giữa - hai bên có tràng hoa houblon (là loại hoa tạo nên vị
nhẫn đắng của bia). Vì tràng hoa có hình như trái thơm nên gọi là Le De Trái thơm luôn.
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 7
Nhãn bia 33, là tiền thân của bia 333 ngày nay
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 4
Nước ngọt Con Cọp, bia 33 hay bia La De (Larue) đều là sản phẩm của công ty BGI
(viết tắt của Brasseries Glacières d’Indochine)
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 9
Một đại lý bia và nước ngọt các loại vào những năm 60. Chữ "Lave Larue" ở góc trái cũng là lý do vì sao
bia Larue hay được gọi là bia "La De"
 
Sai_Gon_xua_Giai_khat_10_61 10
Năm 1960, hãng nước ngọt CoCa Cola chính thức có mặt ở Việt Nam
 
Sai_Gon_xua_Giai_khat_10_61 11
Cậu bé bán nước lấy khay nước ngọt làm ghế ngồi
 
Sai_Gon_xua_Giai_khat_10_61 12
Nước cam không ga Bireley's cũng từng rất được yêu chuộng, đặc biệt là phái nữ
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 7
Nước mía rất được yêu thích tại Sài Gòn
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 8
Một xe nước mía với cách ép mía bằng tay truyền thống
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 13
Xe chè của người Hoa bên góc đường. Trên xe có rất nhiều các họa tiết truyền thần
như thường thấy ở các xe mì, hủ tiếu
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 18
Xe đẩy bán rau má, nước ngọt. Có thể thấy người bán đang chặt đá, kế bên là thanh gỗ để làm đá bào
(dành cho món xi rô đá bào mà học sinh rất yêu thích)
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 18
Một xe sinh tố trên đường Nguyễn Cư Trinh (quận 01)
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 19
Quầy nước với những bịch nước ngọt được để sẵn trong bao nylon
(thường là loại không có ga)
 
Ẩm thực Sài Gòn xưa (Phần 01): Muôn kiểu giải khát 20
Một xe đẩy bán nước bên cạnh một quầy cà phê nhỏ trên vỉa hè Sài Gòn
Đặng Vũ (tổng hợp)
 
 

Chè, thơ và nơi lưu giữ ký ức

 Chè, thơ và nơi lưu giữ ký ức 1
Linh hồn của thạch chè Hiển Khánh là nước đường cát có thả hoa lài
       Có lẽ tên gọi "thạch chè Hiển Khánh" cũng thân thuộc với nhiều người như tên gọi của chợ Bàn Cờ vậy. Tiệm chè ra đời vào năm 1959 bởi hai đồng sở hữu là bà Trần Nghệ và ông Nguyễn Quý Quyền. Về sau, hai người giao tiệm lại cho chị Nguyễn Thị Nguyệt Minh (con ông Quyền) tiếp quản. Tên quán “Hiển Khánh” cũng là tên của một ngôi làng ở Hải Dương, quê của bà Trần Nghệ.
     Ban đầu, tiệm chè Hiển Khánh mở ở Đa Kao, gần rạp Cầu Bông nhưng quá chật nên ông Quyền mở thêm một tiệm nữa ở đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) từ năm 1965 và duy trì đến bây giờ cho đến ngày nay. Tiệm Hiển Khánh ở Đa Kao thì không còn nữa.
“Tôi chứng kiến có những ông bố dẫn con mình đến ăn chè và nói với con ngày xưa ba má mới quen nhau thường ngồi ở đâu, rất thú vị. Tôi hiểu rằng, quán chè còn là nơi lưu giữ những kỷ niệm học sinh rất khó phai mờ, vì vậy, quán của tôi cố gắng giữ nguyên những hình ảnh câu thơ,

2 nhận xét:

  1. những người muôn năm cũ
    hồn ở đâu bây giờ?

    hay:

    hồn của bao năm cũ
    người bây giờ ở đâu?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người bây giờ lưu lạc,
      Hồn vẫn phảng phất còn...

      Xóa