Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

tiếp "những tấm hình khêu kỹ niệm"


viết tiếp "những tấm hình khêu kỷ niệm" phần đầu


Hết năm lớp chín thì 9p giải tán là tất nhiên vì phải phân ban ở niên học lớp mười. Nhưng vì muốn ghi khắc trong lòng tâm tình của thời điểm chia tay đầy quyến luyến, và cũng để quyện lại những buồn vui đẹp đẽ một thời gian dài  từ lớp Sáu P đến lớp Chín P của những người còn hiện diện tại đây với những người đã rời xa và chuẩn bị rời xa bè bạn: Nu Ni, Lộc, Thái Hòa, Bửu Ngọc, Ngô Việt, Hồ Thành Võ… (xin lỗi, tôi không nhớ có bạn nữ nào rời lớp khoảng thời gian đó), chúng tôi tổ chức đọc Văn tế Chín P. Toàn thể lớp đứng nghiêm trang nghe tôi đọc văn tế trong bộ áo dài khăn đóng chỉnh tề. Không khí trang trọng và xúc động, không “hề” như thường ngày. Hôm đó thầy Độ đi ngang thấy “ngộ” quá dừng ngay cửa lớp đứng xem, khen, rồi xin luôn cái bài văn tế.

Năm lên 10B1, thầy Phát thấy tui mặc cái áo kỳ quá, rách lung tung, đứt nút, gài bằng kim tây… thầy nói: em đưa áo cho thầy, thầy đem về nhờ cô vá lại cho. Tôi “cảm động” vô cùng và thưa lại, như thế nào bây giờ tôi không nhớ, thầy không thèm nhắc nhở cái áo nữa.

Lên 10B1, thầy Điền hướng dẫn. Tui mới biết thầy, mà thầy cũng mới gặp tui. Tới hôm nọ bầu trưởng lớp. Cả lớp giơ tay bầu tui, kể cả mấy ông A3, A4 như ông Đỗ Thành Tựu,Đặng Đức Hạnh... ngoại trừ bà Nguyễn Tấn Hạnh. Thầy Điền trố mắt nhìn lớp hỏi: các em đồng ý bầu em này làm trưởng lớp thiệt hả? Cả lớp cười rần và hô to: đồng ý thưa thầy! Thầy lắc đầu ngao ngán. Giờ nhớ lại, tui phát chán cái thằng tui. Và cũng qua câu chuyện nhớ lại này tui thấy cái dân chủ của miền Nam: dân chủ một cách tự nhiên, không thầy cô hay ai xen vô chuyện tự quản của đám học trò.

Tui chỉ học được nửa niên khóa lớp mười, và học bằng cái đầu trống rỗng bởi trước mặt là lệnh Tổng động viên. Thi xong kỳ đệ nhứt bán niên của lớp mười, tui lên đường…”đường trường xa con chó nó tha con mèo!” như bao thơ sinh “xếp bút nghiên theo nghiệp đao binh” khác. Hành trang của thằng con trai 18 tuổi trên những nẻo đường đành đoạn của quê hương là nỗi ưu tư da diết về năm thực thể hòa quyện: tổ quốc, gia đình, tình yêu, bằng hữu, bản thân.

Bây giờ, nhìn lại những bức hình, dĩ vãng sống dậy, chan hòa kỷ niệm với tình thân. Chợt nhớ lại dòng thơ không gởi, cho bạn bè, từ nơi ám chướng sau năm 75:

… “Bây giờ tụi mày đang làm gì? Sống ra sao? Những buổi chiều có còn thảnh thơi ra trước biển để gởi hồn theo sóng gió mênh mông? Để say sưa ngắm nhìn khối mặt trời hổn hoang lặng lẻ buông mình xuống biển trong giờ phút ngày tàn? Có thả những suy tư theo những bước chân lạc lõng trên những mặt đường câm lặng của thị xã thân yêu? - Giờ tụi mày ra sao? Mỗi thằng một góc trời. Có được thong thả, hiên ngang? Hay đâm sầm vào cuộc sống như những con ma giẩy dụa trong quyền phép phù thủy? Ơi – những con ma hiện thân của niềm tin chết gục – gậm nhấm nỗi rã rời bất lực hay ực lấy những niềm hoan lạc vong thân.” …

(xin lỗi, những dòng cuối hơi lạc đề)


Vũng Tàu – “nhớ để yêu thương” – 2013.



13 nhận xét:

  1. Để nhớ một thời.! Hay quá anh HaiDan ơi.!

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn anh HD đã nói dùm bạn bè chúng mình những nồi niềm day dứt, chắn chắn rằng kg bao giờ phôi pha, vì đã hằn sâu thật sâu rồi. Cứ có dịp ngồi lại là bao nhiêu chuyện tuôn trào, thật vui há anh HD và các bạn.
    Mọi ngày vui vẽ, chúc mừng SN Phi Hùng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Phi Hùng, gởi thăm Phi Hùng và gia đình, rất nhiều kỷ niệm với Hùng và gia đình, vì thế tặng Hùng lời nhạc năm xưa. Nêu hai bác còn, gởi lời thăm hai bác.

      "Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa
      Cho tôi về đường cũ nên thơ
      Cho tôi gặp người xưa ước mơ"

      Người bạn thân năm xưa.


      Xóa
  3. Hôm nay Kim Oanh về thăm lại các bạn . Tại nhà bà năm Sa Đéc ,các bạn được thưởng thức món bánh xèo nam bộ do chính bạn Mai Liên đổ.ngon quá,không những ngon trong vị bánh,mà nó còn đượm nồng hương vị của tình thân bằng hữu.Cả bọn chạy về quán nhà chị Hải.nhâm nhi chút rượu vang,rồi thì bao nhiêu là kỷ niệm thời "khi xưa ta bé ta chơi bắn dây thun" tuôn trào. Ồn ào ,vui nhộn,nháo nhào tranh nhau nhắc lại những chuyện mà ngày xưa chưa dám nói. Nào là chuyện chị Bích cưới anh Lộc mass nhà ta cho đến bây giờ vẫn không nhớ được anh Lộc có học chung lớp với mình.và tại sao không biết,không thương mà vẫn lấy (chắc lúc đó sợ phải lấy thương binh bộ đội).chuyện ngây thơ của Kim Oanh,Đặng Liên ,là nữ sinh lớp 10 rồi mà cứ thắc mắc "mình nhớ là bà nội hay ngoại gì đó, không muốn cho con mình sanh thêm con nữa nên tối ngủ bà nằm giữa,ba mẹ nằm hai bên vậy mà má mình vẫn đẻ thêm thằng em.chắc là lần trước bả đẻ xong một đứa,đứa này còn sót lại.giờ này mới đẻ,chứ bà ngoại cấm rồi thì sao mà có bầu được." Đó là lời của chị Đặng Liên.thật thương cho đàm học trò ngày xưa ngây thơ,ngu ngơ quá.và rồi sao đàm cưới Chung Hoa mà lòi ra chị vợ Hùng con có bầu. Vui,vui quá.Kể chuyện này để cho các bạn mình bên trời tây được vui lây,chia sẽ và làm vơi đi nỗi niềm xa xứ của các bạn. Về đây đi,về thăm lại Vũng Tàu đi các bạn.quê hương,bạn bè còn sót lại luôn chờ đón các bạn để có dịp cùng nhau ôn lại những kỷ niệm thân thương thời thơ ấu.
    Hãy về nhé!

    Trả lờiXóa
  4. Muốn vể thăm chết đi được, nhưng vẫn còn sợ, không biết ông kẹ có làm gì mình không ?

    Trả lờiXóa
  5. HD ơi, 1974 tổng động viên, tớ cũng nhận được tờ giấy kêu đi trình diện ngày 31 tháng 10, 1974 tại Quang Trung. Tớ cũng như HD, đời vạn nẽo không biết về đâu, nhưng đời binh nghiệp tớ không sợ, lúc bấy giờ tớ được vào SQ Thủ Đức, nhưng tớ còn lì hơn, định xung phong vào Đà Lạt. Nhưng ước vọng không thành, đành phải lưu vong ca bài vĩnh biệt SG.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thời học sinh bọn mình đứa nào cũng khổ, 71-72-73 không những đi học ban ngày, ban đêm phải đi nhân dân tự vệ một tuần 3 ngày. Những đêm cầm súng canh đồn, sợ bị bắn tiả không thì ăn B40, mình chui ra ngoài bụi rậm nằm cho chắc ăn, ít ra trong bóng tối, không biết mình ở đâu, nghĩ lại còn sống cũng may mắn lắm.

      Xóa
    2. 1973, lệnh tổng động viên, 17 tuổi phải đi lính, vì thế sau lớp 9P, lên lớp 10 bọn mình đành phải chia tay hết.

      Xóa
    3. "Lên đường nhập ngũ tòng quân,
      Một lòng vì nước vì dân
      rồi may đây...quân dịch đã song,
      đời sống dân sự trở về với bao tiếng cười."

      Cười đâu không thấy, đứa thì đi tù, đứa thì đi hoang, đứa thì lang bang mất tích.

      Xóa
    4. Những mẫu chuyện xưa:

      http://www.luanhoan.net/Bai%20Moi%20Trong%20Ngay/html/bm%203-8-43.htm

      Xóa
    5. Nặc danh ơi.kể thêm vài chuyện về bạn nữa đi.để mình có thể mường tượng được bạn là ai? Thắc mắc quá đi. Bây giờ mình xin kể cho bạn một mẫu chuyện nhỏ trong đời học sinh của mình nhé.năm học lớp đệ lục,vì nhỏ con nên Hoàng con và Phi Hùng (cũng bị các bạn gọi là Hùng con) ngồi bàn đầu. Sau lưng hai đứa là một anh chàng bự con hơn .luôn đỏm dáng ăn mặc đúng phong cách dân sành điệu,quần xanh áo trắng,chân đi giầy bata trắng.trong lúc đó thì lũ tụi mình chỉ biết mang dép hai quai mà thôi,hay trêu chọc H và Hùng bằng cách với lên cú đầu hai đứa.giận và tức lắm nhưng không biết làm gì,cho nên H v à Hùng mới rủ nhau đi học võ .nói với nhau rằng quyết học cho giỏi rồi sẽ tẩn cho anh chàng ta một trận ra trò.chuyện là vậy đó có gợi cho bạn một điều gì không? Và cũng cám ơn anh bạn đó vì nhờ vậy mà tụi H mới có và còn được những tấm hình đánh đấm ngày nay.

      Xóa
  6. Không biết bạn nào còn nhớ Thiện không, hắn ta là cựu thiếu sinh quân vũng tàu,và THVT với bọn mình, không biết giờ hắn ở đâu. Hồi năm 1974, tui, Thiện và Vinh (anh văn THVT) gặp nhau ở đường Phan Đình Phùng Sài Gòn thường xuyên, không biết bây giờ Thiện ở nơi nào ?

    Trả lờiXóa
  7. rất tiếc là riêng tui không nhớ anh bạn Thiện thiếu sinh quân. Chỉ nhớ thằng trưởng lớp 9p mình, Trần Ngọc Thiện, bây giờ hơi bực. Tui phải kêu nó là Thiện ngáo. Nó cười. Thông cảm.

    Còn về anh em mình, tụi tui không quên nhắc từng người. Từ ... hy vọng anh chị em mình sẽ thấu. Không cần nhắc trên đây nhiều...

    Trả lờiXóa