Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

mới ông đồ



Thứ Bẩy, 21/01/2012 - 11:00


TPHCM:
Phố ông đồ tấp nập người xin chữ trong đêm
(Dân trí) - Không chỉ có con cái xin chữ để kính tặng cha mẹ mà ngay cả những ông bố bà mẹ cũng đến xin ông đồ chữ để tặng cho con mình với mong muốn con cái sống tốt hơn. Người người xin chữ, nhà nhà xin chữ khiến phố ông đồ trở nên tấp nập.
Đêm xuống, phố ông đồ càng trở nên sôi động

“Mỗi năm hoa đào nở 
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.”
Những câu thơ của Vũ Đình Liên như khắc vào lòng người dân Việt một nét văn hóa truyền thống thiêng liêng, cao quý mang hồn dân tộc. Nét văn hóa đặc sắc ấy, một thời tưởng như đã chìm vào quên lãng khi các cụ đồ úp nghiên gác bút, nhưng nay giữa xã hội hiện đại mỗi độ Tết đến xuân về truyền thống xin chữ và cho chữ lại trở thành nét đặc trưng của nhiều người dân nơi chốn phồn hoa đô hội.

Xin chữ và cho chữ là nét đẹp mang tính nhân văn cao cả

Nhiều năm qua, trước Cung văn hóa Lao động và Nhà văn hóa Thanh niên dọc tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, TPHCM những độ cận Tết các ông đồ lại bày chõng tre, chiếu cói, bút nghiên… ngay bên đường để xây đắp sức mạnh tinh thần và cái đẹp mang tính nhân văn cao cả cho tâm hồn con người.

Không chỉ có con cái xin chữ để kính tặng cha mẹ, với cái tâm mong cầu cho cha mẹ được mạnh khỏe bình an; bạn trẻ xin chữ để tặng nhau kết nối thâm tình nhân dịp năm mới … mà ngay cả những ông bố bà mẹ cũng đến xin ông đồ chữ để tặng cho con mình với mong muốn con cái biết tu tâm dưỡng tính sống tốt đời đẹp đạo để trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội. Người người xin chữ, nhà nhà xin chữ khiến phố ông đồ trở nên tấp nập.

Văn hóa truyền thống hiện hữu giữa đô thị hiện đại

Nhưng đông đúc nhất có lẽ là thời điểm về đêm khi các ông đồ đã lên đèn bởi lẽ đó là lúc mọi cộng việc bộn bề đã trôi qua, mọi người có thời gian để dạo phố và tìm về nguồn cội. Nghiêng mình nhìn theo “những nét như rồng múa phượng bay” từ bàn tay điêu luyện của thầy đồ, anh Hà Mạnh Tuấn ngụ tại quận 1 cho biết: “Năm nay tôi xin thầy chữ “công thành danh toại” để tự nhắc mình trong năm mới phải cố gắng bươn chải mà vươn lên cho thành đạt. Phần khác tôi cũng xin chữ về để biếu cha mẹ xem đó như món quà tinh thần kính chúc sức khỏe của các cụ nhân dịp đầu xuân năm mới.”

Cả sư thầy và thầy đồ trẻ trổ tài phóng bút

Có lẽ cũng với suy nghĩ đó nên những năm qua phố ông đồ mỗi ngày một thêm đông đúc. Và những người của “muôn năm cũ” vẫn mang cái tài hoa nghệ sỹ của mình để góp thêm niềm vui cho mọi nhà mỗi độ hoa mai hoa đào nở.

Nét đẹp trong văn hóa xin chữ là đây
Cả nhà cùng đến phố ông đồ sau ngày làm việc bộn rộn




3 nhận xét:

  1. Hay quá chứ!Trông ra vẻ tết ghê.

    Trả lờiXóa
  2. hay thì quá là hay rồi, còn nếu không ra vẻ tết thì chẳng lẻ là cái tì tì gì khác à?

    Trả lờiXóa
  3. xin lỗi vì câu nói giỡn không có nghĩa lý.

    gì thì gì, phe hoài cổ nhìn thấy những sinh hoạt như vầy thì ấm lòng lắm lắm. tin rằng những tốt đẹp rồi sẽ lấn át cái xấu xa, dù có trễ tràng...

    Trả lờiXóa